Ớt cay là loại cây trồng phát triển tốt ở vùng khí hậu ấm áp thích ánh sáng, thời gian sinh trưởng và thu hoạch kéo dài nếu điều kiện chăm sóc tốt và phân bón đầy đủ. Cây ớt có rễ cạn và bất định vì vậy dễ dàng đổ ngã do gió mạnh, rất mẫn cảm với môi trường khi khí hậu quá khô hay quá ẩm. Đất cát, cát pha thịt, đất phù sa ven sông có nhiều mùn, thoát nước tốt với sự cung cấp đủ phân hữu cơ và độ pH đạt trung bình từ 6,0 – 6,5 là điều kiện để cây phát triển tốt. Thời vụ trồng: miền Nam: quanh năm, miền Trung: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc: tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12.
1. Chuẩn bị đất trồng
Đất chuẩn bị trồng phải được luân canh lúa, bắp, đậu… tối thiểu 3 năm, vụ trước không trồng cây thuộc họ cà như: ớt, cà chua, cà tím,… để phòng nấm bệnh trong đất truyền cho ớt. Đất phải được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt. Mùa mưa cần phải lên líp cao kích thước trung bình: mặt liếp rộng 1m, chiều cao 20 – 30cm và mương thoát rộng 40 cm. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp (Plastic) để trồng ớt rất tốt. Dùng màng phủ nông nghiệp chiều ngang 1,2m trồng hàng đôi, cách làm đất, bón lót, trải màng phủ giống như trải trồng dưa hấu.
2. Ngâm ủ hạt giống
Lượng hạt giống cần cho 1 ha tùy thuộc vào giống và tỷ lệ nảy mầm, trung bình khoảng 150 – 200g/ha.
Ngâm hạt giống trong nước sạch không bị phèn mặn từ 6 – 8 giờ, sau đó ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (1g thuốc pha với 1 lít nước) trong 30 phút, vớt lên rửa sạch để ráo nước, lấy khăn ẩm gói hạt lại và cho vào bao nylon cột kín miệng để hạn chế bốc thoát hơi nước. Sau cùng đem gói giống ủ ở nhiệt độ từ 27 – 280C. Hầu hết các giống ớt bắt đầu nảy mầm từ 48 giờ sau. Đem gieo những hạt đã nứt mầm, đừng để hạt ra rễ quá dài, cây mầm sẽ lên yếu và khi gieo dễ bị gãy mầm.
3. Chuẩn bị gieo hạt
Thường gieo hạt vô bầu đất, bầu thường làm bằng nylon hay lá chuối. Thành phần đất vô bầu thông thường theo tỷ lệ như sau:
- Đất mặt tơi xốp: 60%
- Phân chuồng hoai mục: 29%
- Tro trấu: 10%
- Phân lân: 0,5 – 1%
- Vôi: 0,2 – 0,3%
Trộn đều thành phần trên và sàng kỹ để loại bỏ rác và cục đất to trước khi vô bầu.
Sau khi gieo hạt vào bầu, rải một lớp mỏng phân chuồng hoai sàng kỹ để lấp kín hạt, rải một lượt thuốc Basudin hạt đề phòng kiến và đế, sâu đất phá hại. Tưới đẫm nước, giữ ẩm đẩ hạt dễ nảy mầm. Chăm sóc cây con phải phòng trừ sâu bệnh tốt, nếu cây thiếu phân có thể tưới NPK, DAP và Urê hoặc phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc.
4. Trồng
Khi cây con đã được 4 lá thật (lá nhám), chọn những cây phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, có thể tiến hành đem ra trồng. Mật độ khoảng cách trồng tùy thuộc vào giống, đất đai và khí hậu, mật độ cao cây sẽ có sự cạnh tranh áng sáng, phân bón, nhiều sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất.
Khoảng cách trồng – mật độ:
Æ Vào mùa nắng (mùa khô): hàng đôi cách hàng đôi 1,2 – 1,4m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,6 mét, cây cách cây trên hàng 0,6m. Mật độ trung bình từ 1.700 – 1.900 cây/1.000m2.
Æ Vào mùa mưa: hàng cách hàng từ 1,2 – 1,4m, cây cách cây trên hàng 0,7m. Mật độ trung bình từ 1.400 – 1.500 cây/1.000m2.
Lưu ý:
- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh (như Thianmectin 0.5ME + Thane M 80WP ở liều nhẹ) 3 ngày trước khi đem trồng.
- Một ngày trước khi trồng phải cung cấp đủ nước để giúp cây con phát triển tốt ngoài đồng.
- Trồng cây con sao cho mặt bầu ngang bằng với mặt đất ngoài đồng. Sau khi trồng nên tưới phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc để giúp cây ra rễ tốt và phòng bệnh chết cây con.
5. Tưới nước
Tùy thuộc vào dạng đất, độ ẩm của đất và thời vụ (mùa mưa hay mùa nắng).
Tưới thấm là tốt nhất vì nước cũng có thể mang nhiều mầm bệnh truyền qua thân lá, do đó cần tránh nước tiếp cúc vào thân lá. Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau:
+ Rụng hoa, rụng trái
+ Cây phát triển kém
+ Giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp
6. Bón phân
Trước khi quyết định sử dụng loại, lượng phân bón nào cần phải căn cứ vào dạng đất trồng, hoa màu trồng vụ trước, điều kiện khí hậu và những yếu tố khác. Bón phân cân đối đạm và Kali là điểm quan trọng nhất. Thí dụ sau đây là lượng, loại phân bón trung bình sử dụng trên đất xám miền Đông Nam bộ (đất xấu) có thể gồm có: 1.100kg NPK 20 – 20 – 15, 100kg KCl, 30m3 phân chuồng hoai và 500kg vôi cho 1ha.
TT | Dẫn giải | Vôi (kg) | Phân chuồng (m3) | NPK (kg) 20-20-15 | KCl (kg) | Ghi Chú |
1 | Bón lót | 500 | 10 | | | Rải vôi đều trước cày lên luống 10 ngày trước trồng |
2 | Bón thúc lần 1 (10 ngày sau trồng) | | 10 | 100 | 10 | Rải phân quanh gốc, cách gốc 10 cm |
3 | Bón thúc lần 2 (20 ngày sau trồng) | | 10 | 200 | 20 | Rải phân mép ngoài của hai hàng đôi và giữa hai cây trên hàng cách gốc 20-25cm |
Ghi chú:
- Kết hợp làm cỏ, lấp phân, vun gốc mỗi lần bón thúc phân. Rễ cây ớt rất mẫn cảm (dễ bị tổn thương) với phân bón do đó khi bón phân hóa học phải xa gốc, tưới phân và phun phân bón lá phải đúng liều lượng.
- Các lần bón thúc kế tiếp cứ cách 20 ngày bón 1 lần với loại, lượng phân như bón thúc lần 2 (trừ phân chuồng) (có thể ngâm phân, pha loãng với nước tưới gốc theo hàng).
- Lần bón thúc thứ 3 rải phân giữa 2 hàng đôi lấp phân.
- Lần bón thúc thứ 4, 5, 6… lặp lại thứ tự như lần bón thứ 2, 3 …
- Khi cây con còn nhỏ hoặc giữa 2 lần bón thúc, tưới NPK hoặc DAP với lượng pha loãng 2 – 3% với nước vào gần gốc nếu cần, kết hợp phun phân vi sinh phun lá Bảo đắc 15 ngày/lần.
- Khi trái ớt bắt đầu lớn, phun định kỳ CaCl2 khoảng 0,4% nửa tháng một lần để phòng bệnh thối đuôi trái.
7. Cắm le (đỡ cây tránh đổ ngã)
Cây ớt mang nhiều trái gặp gió mạnh dễ đổ ngã, nên cắm le (cây le dài khoảng 1m) chống đỡ, mỗi cây ớt cắm một cây le, cắm xiên buộc vào thân chính, có thể dùng dây nylon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang trái, hạn chế cành bị gãy khi mang trái nặng.
Tỉa bỏ những cành nhỏ bên dưới và những nụ hoa gần gốc để tạo thông thoáng – hạn chế sâu bệnh phát triển – cho năng suất cao.
8. Phòng trừ sâu bệnh
A. Sâu hại
1. Bọ trĩ, rầy mềm, rầy đen: Tập trung chích hút nhựa cây phá hại ở phần lá non, bông và trái non làm cho lá bị quăn queo, đọt non không phát triển được và cây bị truyền bệnh virus
Phòng trừ bằng thuốc: Thianmectin 0.5ME (10cc/bình 16 lít), Nockthrin… Riêng bọ phấn trắng khhi xịt thuốc nó di chuyển nhanh không dính thuốc nên mức độ gây hại cho cây rất nặng (truyền bệnh virus). Đề nghị sử dụng dầu khoáng cho cây cộng với Thianmectin 0.5ME và phun vào trời càng càng tối càng tốt.
2. Sâu xanh, sâu ăn tạp: Sâu cắn phá bông, trái, lá non.
Phòng trừ bằng thuốc: Thianmectin 0.5ME, Lannate, Ammate…
B. Bệnh hại
TT | TÊN BỆNH | Triệu chứng | Phòng trừ | Ghi chú |
1 | Bệnh héo rũ cây con do nấm: -Rhizoctonia solani -Fusarium spp -Pythium spp | Nấm tấn công làm cây con chết rũ ngang gốc thân hay phần tiếp giáp giữa thân với mặt đất làm cây con chết nhanh và chết hàng loạt | Không để đất vườn ươm quá ẩm. Phun No Mildew 25WP, Marthian Tưới vi sinh tưới rễ Bảo Đắc | Nền đất vườn ươm phải cao, thoát nước tốt, che mưa nếu có mưa nhiều… |
2 | Bệnh héo xanh do vi khuẩn: -Pseudomonas solanacearum | Bệnh thường xuất hiện trên cây trưởng thành và nặng nhất khi cây mang nhiều trái non. Ban đầu lá bên dươi bị héo, sau vài ngày toàn bộ cây đột nhiên có triệu chứng héo xảy ra. Khi cây chết mà lá, thân vẫn còn xanh | Trồng luân canh lúa, bắp, đậu… ít nhất 3 năm không trồng cây họ cà Marthian 90SP hoặc No Mildew 25WP + For Wanil . Kasai, New Kasuran, Kasugamycine | Đất phải thoát nước tốt. Nhổ những cây có triệu chứng nhiễm bệnh đem ra xa ruộng tiêu hủy. rải vôi nơi cây bị bệnh. Trồng giống lai F1 kháng bệnh |
3 | Bệnh thán thư, đốm quả do nấm: -Collectotrichum spp | Vết bệnh trên trái có các đường viền xếp đồng tâm, lõm sâu, có màu vàng hay nâu đậm. Vết bệnh lan rộng nhanh chóng, nhất là ẩm độ không khí cao. Bệnh nặng các vết bệnh nối kết nhau hóa khô gây rụng trái có thể thiệt hại làm giảm năng suất 70 – 80% | 10g Forwanil + 10g No Mildew 25WP + 8 lít nước. Thane M 80WP Bavisan 50WP Benlat C Marthian 90SP | Mùa mưa trồng mật độ thưa, tạo thông thoáng, làm giảm ẩm độ không khí. Phun thuốc định kỳ 5 – 7 ngày/lần. Trồng giống lai F1 kháng bệnh |
4 | Bệnh sương mai do nấm: -Phythopthora capsici | Lá có những đốm tròn, xanh đen, thân màu xám đen và trái có màu nâu nhạt, mềm, bị thối | Bavisan 50WP Marthian 90SP No Mildew 25WP + Forwanil | Bón phân cân đối N, P2O5 K2O |
5 | Bệnh chết nhánh do nấm: -Choanephora cucurbitarum | Nấm bệnh xâm nhập trên các đoạn phân cành dần dần lan ra phần trên cây gây ra chết từng nhánh | 10g Forwanil + 10g No Mildew 25WP + 8 lít nước. Thane-M 80WP | |
6 | Bệnh héo vàng: - Fusavium Oxys pomm,F.Licopersiei | Thường gây hại lúc cây con và lúc ra hoa trái, thời gian bệnh kéo dài 10 – 15 ngày, lá xanh héo, mất nước, lâu dần chuyển vàng đều từ gốc lên, bó mạch trong thân và rễ thối nâu. | Xử lý hạt giống, xử lý đất bằng thuốc Mocap với Alpine hoặc Aliette, nâng lượng vôi nhằm tăng pH đất, tăng cường bón Lân, ngừa bằng thuốc hóa học khi thời tiết ấm và ẩm: No Mildew 25WP, Marthian 90SP, thuốc phòng trị gồm: Luster, Aliette, Dipmat với Alpine. | |
7 | Bệnh thối hạch: - Se Leotium rolfsi | Triệu chứng lúc đầu có những sơi nấm trắng xuất hiện quanh gốc thân và phần thịt đen cuống trái, sau đó bện thành bông gòn rồi tạo thành hạch trắng làm quanh gốc thân rễ, trái thối khô đen. | Bằng cách cày sâu, xử lý đất sau đó xử lý hạt giống bằng thuốc, trồng cạn, tỉa lá gốc làm sạch cỏ dại, phủ màng phủ nông nghiệp tránh đất văng lên trái, phun thuốc phòng trị như Bavisan 50WP, Fusin M, Bendarol… | |
8 | Bệnh sinh lý hiếu vôi: | Thể hiện lá to dầy cong vênh nhẹ, trưa nắng có hiện tượng héo (như thiếu nước), trái ớt có phần đít trái bị đốm nâu vàng, từ từ lan rộng và chuyển sang màu nâu sậm, hơi lõm vào và rất cứng, nên nấm mốc đen, gặp điều kiện ăn sâu và thối trái. Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, thời tiết nóng lạnh thất thường làm cho vôi bị đẩy ra, kết hợp với phèn gây hiện tượng thiếu vôi cục bộ. | Dùng màng phủ nông nghiệp, tưới nước đầy đủ cho nhu cầu cây, cày ải thoát phèn trước khi trồng, làm rãnh thoát nước mùa mưa. Bón vôi 30 – 100 kg/1.000m2, tránh bón dư phân: đạm, Kali, Mg, Bo làm rối loạn sinh lý cây; phun trực tiếp lên cây Ca(Cl)2, Aron… | |
9. Thu hoạch
Thu hoạch trái trước khi chín, thu trái già chuyển màu có vết đỏ (bắt đầu chín) làm cho kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt sau. Thông thường từ 35 – 40 ngày sau khi đậu trái có thể bắt đầu chín và thu hoạch được. Nếu chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ, ớt có thể cho nhiều đợt trái, năng suất có khả năng đạt trung bình từ 25 – 35 tấn/ha hoặc cao hơn.
Các giống ớt lai F1 không nên để giống lại cho vụ sau vì sẽ giảm năng suất, dạng trái không đồng đều và không kháng sâu bệnh.
Đăng nhận xét
- Cảm ơn ban đã xem bài viết các bạn thể để lại góp ý cho blog lớp mình ngày càng hoàn thiện hơn
- Để sử dụng biểu tượng mặt cười bạn bấm ký tự như hướng dẫn ở trên khung nhận xét :P