15 thg 12, 2011

KỸ THUẬT TRỒNG KHỔ QUA F1 - Mướp đắng

Written By Namkna on 15 thg 12, 2011 | 23:37

Xem hình

Khổ qua là một loại hoa màu dễ trồng, hầu hết đất đai ở Việt Nam đều có thể trồng được, tuy nhiên, đất đai không nên quá phèn, độ chua cao (độ pH<5,5) và quá mềm, độ mặn cao (độ pH>7), độ pH thích hợp từ 6 – 6,5.
Ở miền Nam, khổ qua có thể trồng được quanh năm, nhưng thời vụ thích hợp nhất là trồng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Miền trung: tháng 11, 12 đến tháng 6, 7. Miền Bắc: tháng 2, 3, 7, 8.
1. Chuẩn bị đất
Đất trồng khổ qua phải cày bừa tơi xốp, sạch cỏ, bằng phẳng. Nếu trồng trong mùa mưa phải lên líp và đào rãnh thoát nước tốt. Trồng khổ qua có trải bạt Plastic ở vùng đất thịt pha cát (Sông Bé, Củ Chi, Tây Ninh…), tưới thấm, thì cách bón lót, bón thúc lên mô trải plastic giống như trồng dưa hấu có trải bạt plastic (trong bài kỹ thuật trồng dưa hấu có trải bạt).
2. Khoảng cách – Mật độ
Giống khổ qua Trang Nông: TN (OP)
Bò giàn: Trồng hàng cách hàng 1,2 m và cây cách cây 0,4 – 0,45 m. Mật độ khoảng 2000 cây/1000m2. Lượng giống cần dùng khoảng 0,6 kg/1000m2. Và 50 gram có khoảng 260 – 275 hạt.
Giống khổ qua lai (F1): TN 8 và 059, 063, 192 của công ty Chiatai
Bò giàn: Trồng hàng đôi cách hàng đôi 4 m, cây cách cây trên hàng 0,7 – 0,8 m. Hoặc có thể trồng hàng chiếc như sau: hàng cách hàng 2 m và cây cách cây trên hàng 0,7 – 0,8 m/1 cây. Mật độ khoảng 600 – 700 cây/1000m2. Lượng giống cần dùng khoảng 200 – 220 gr/1000m2. Tuy nhiên nên gieo vô bầu (không gieo thẳng ngoài đồng) để tiết kiệm hạt giống vì giá giống khá cao. Sở dĩ khoảng cách gieo trồng các giống khổ qua lai F1 thưa hơn khổ qua Trang Nông vì các giống này phát triển rất mạnh, do đó làm giàn phải rộng để dây đủ sức bò, nếu không năng suất khổ qua sẽ không đạt mức tối đa.
3. Ngâm ủ hạt giống
Trước khi ngâm hạt giống cần phải phơi lại khoảng 3 – 6 giờ để hạt khô hút nước mạnh, nảy mầm tốt. Dùng kéo hoặc dùng kềm cắt móng tay bấm vào hai bên mép đầu hạt, tránh làm đứt hoặc xây xát phần nhân phía trong (chỉ cắt hai miếng nhỏ của vỏ hạt) để hạt dễ hút nước, nảy mầm dễ dàng và đồng đều. Sau đó ngâm hạt trong nước có pha thuốc trừ bệnh (một muỗng canh Funomyl hoặc Fusin M trong một lít nước), ngâm trong 15 phút vớt hạt ra rửa rồi lại ngâm trong nước sạch khoảng 6 – 8 giờ, vớt hạt lên, để ráo nước, rồi dùng khăn sạch đã vắt thật ráo nước gói hạt giống lại. Cuối cùng cho khăn vào bao nylon (Polyethylen) cột miệng cho kín tránh hạt bốc thoát hơi nước. Ủ giống ở nhiệt độ từ 280C đến 300C là thích hợp nhất.
4. Gieo hạt: có hai cách gieo
a) Gieo thẳng: Gieo thẳng ngoài đồng (nên áp dụng vào mùa khô hoặc ít mưa). Cách gieo này ít tốn công hơn gieo vô bầu và cây mọc mạnh hơn. Khi ủ hạt giống, thỉnh thoảng phải mở xem độ ẩm của khăn. Khi thấy hạt vừa nứt nanh là đem gieo ngay, gieo 1 hạt/ 1 lỗ. Ngoài ra cũng cần gieo vô bầu để dự phòng. Thường gieo vô bầu khoảng 10 – 15% tổng số cây ngoài đồng để trồng dậm lại. Sau đó lấp một lớp đất + phân nhuyễn mỏng lên hạt và rải khoảng 10 – 15 hạt Basudin (cũng có thể dùng Furadan hay Regent) vào một lỗ để phòng dế, sâu đất cắn phá. Cuối cùng tưới một lượt nước đủ ẩm cho hạt nảy mầm dễ dàng.
b) Gieo vô bầu: Cách này áp dụng cho mùa mưa và cho hạt giống F1 vì giá hạt lai F1 khá cao, cách gieo này tiết kiệm được hạt giống và dễ chăm sóc. Đất vô bầu thường theo tỷ lệ 1 phần phân chuống : 1 phần tro trấu : 2 phần đất mặt tơi xốp, nên trộn thêm phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc. Bầu đất thường làm bằng lá chuối hay bao nylon, kích thước bao là 8 cm x 10 cm, có đục 6 lỗ thoát nước tốt. Khi hạt nảy mầm có 2 lá tử diệp vươn ra khỏi mặt đất và xuất hiện 1 lá nhám (lá thật) thì có thể tiến hành đem ra đồng trồng ngay.
5. Cắm giàn cho khổ qua leo: Có 2 trường hợp
a) Cho các giống thường: Thường giống tuyển lựa như khổ qua Trang Nông có 2 cách
- Cách thứ nhất: Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, người ta trồng khổ qua dọc theo mương rạch, chỉ một hàng. Sau đó dùng tre làm giàn phía hướng ra mương rạch. Cách này cũng có thể dùng để trồng khổ qua lai F1. Tuy nhiên, khoảng cách trên hàng là 0,7 x 0,7 mét/cây. Khi khổ qua bò tới đâu thì nối thêm giàn tới đó.
 
 
- Cách thứ hai: ( Thường cho vùng khác như một số tỉnh Tiền Giang, Long An và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung …): dùng cây le dài từ 3-3,5 mét, cắm chéo cho khổ qua bò, khi ngọn khổ qua bò đến đâu thì dùng dây nylon giăng ngang đến đó.
 

* Ghi chú: có thể dùng cây le, trúc, lục bình không cần cắt nhánh để dây khổ qua bám vào mà không cần giăng dây nylon ngang.
b) Cho các giống lai F1: dùng trụ đỡ bằng tầm vông hoặc tre, mái giàn dùng cây tre hoặc cây trúc xen kẽ dùng dây nylon giăng từng hàng (giống như làm giàn trồng bầu). Chiều cao giàn từ 1,5-1,7 mét tùy theo chiều cao của người sản xuất. Nếu giàn cao quá mà các trụ đỡ yếu có thể bị gió thổi sập giàn. Khi khổ qua bò tới đâu thì dùng nylon giăng ngang như cách hai của phần a.


 6. Bón phân: Tùy theo đất tốt hay xấu, lượng phân bón cần trung bình cho 1 hecta (áp dụng trên đất xám miền Đông Nam Bộ) như sau:
TT
Dẫn giải
Vôi nông nghiệp (kg)
Phân chuồng (m3)
NPK (kg) 20-20-15
KCl (kg)
Tro dừa nếu có (giạ)
Ghi chú
1
Trước trồng 10 ngày (gieo)
50
0
0
0
0
 
2
Bón lót
0
1
0
0
5
 
3
Bón thúc lần 1
(10 ngày sau khi trồng hoặc gieo)
0
2
12
1
10
Bón cách gốc 10 cm
4
Bón thúc lần 2
(10-15 ngày sau lần 1)
0
0
30
2
0
Bón cách gốc 20 cm
5
Bón thúc lần 3
(10-15 ngày sau lần 2)
0
0
30
3
0
Bón cách gốc 30-40 cm
* Các lần bón thúc tiếp theo thường ngâm phân với nước pha loãng tưới gốc, cứ các nhau khoảng 3 -5 ngày tưới một lần
Tổng cộng
50
3
120
10
10-15
 
Lượng phân nông dân sử dụng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ít hơn lượng phân nêu trên (không bón phân chuồng, tro dừa) và nông dân thường pha phân bón với nước tưới, cách khoảng 3 ngày tưới phân một lần.
- Giữa các lần bón thúc, nếu cần có thể tưới phân bổ sung như DAP, NPK, KCl, MX- Hòa nước tưới, phân vi sinh phun lá Bảo Đắc.
- Bón thúc kết hợp làm cỏ, vun gốc, lấp phân.
- Tưới nước vừa đủ ẩm, nếu quá khô hoặc quá ẩm ướt, khổ qua dễ bị bệnh
- Vào mùa mưa cần bón phân nhiều lần để hạn chế nước mưa rửa trôi mất phân.
7. Phòng trừ sâu bệnh
- Côn trùng phá hại trên khổ qua thường là bọ rùa, sâu đất, vẽ bùa, sâu xanh, rệp, rầy mềm, bọ trĩ, dòi đục trái…
- Các bệnh thướng xuất hiện: bệnh virus, lỡ cổ rễ, đốm nâu trên lá, héo rũ…
- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh nên hạn chế vào thời điểm khổ qua trổ bông rộ, nên phun thuốc định kỳ để phòng trừ các loại sâu bệnh như sau:
TT
Thời gian sau khi gieo
Đối tượng phòng trừ
Loại thuốc phòng trừ sâu
Loại thuốc phòng trừ bệnh
Phun kèm theo phân bón lá
 1
Lúc gieo
- Dế đồng, chuột
- Sâu đất
- Thối hạt, lỡ cổ rễ cây con
-Basudin (hay Furadan hạt, hay Regent) rải đều lên mặt đất lỗ gieo hạt hoặc trộn đều với tro trấu phân chuồng lấp hạt.
- Thane-M 80 WP
- No Mildew 25WP
- Marthian 90 SP
 
 2
10 ngày
- Sâu đất
- Sâu vẽ bùa
- Bệnh lỡ cổ rễ cây con
-Thianmectin 0.5 ME
-Pesta 5SL
-No Mildew 25WP
- Marthian 90 SP
 
3
20 – 25 ngày
- Sâu vẽ bùa
- Bọ trĩ, rầy mềm
- Sâu xanh
- Bệnh vàng lá, đốm lá, héo rũ
-Thianmectin 0.5 ME
-Pesta 5SL
- No Mildew 25WP + Bavisan 50WP
- Marthian 90 SP
Phân vi sinh phun lá Bảo Đắc
4
35 – 40 ngày
- Sâu vẽ bùa
- Bọ trĩ, rầy mềm
- Sâu xanh
- Bệnh héo rũ
-Thianmectin 0.5 ME
-Pesta 5SL
-Bẫy ruồi trái cây bằng Vizubon-D
- No Mildew 25WP
- Marthian 90 SP
-F.Bo
-Phân vi sinh phun lá Bảo Đắc
5
50 – 55 ngày
- Côn trùng phá hại trái non, dòi đục lá
- Sâu xanh
- Rầy mềm
- Vàng lá, đốm lá
-Thianmectin 0.5 ME
-Pesta 5SL
-Bẫy ruồi trái cây bằng Vizubon-D
- Bavisan 50 WP
- No Mildew 25WP
 
Phân vi sinh phun lá Bảo Đắc
6
70 – 75 ngày
- Bọ trĩ
- Côn trùng phá hại trái non
- Bệnh vàng lá, đốm lá
-Thianmectin 0.5 ME
-Pesta 5SL
- Thane-M 80 WP
- No Mildew 25WP + Bavisan 50 WP
 
Ghi chú: Nếu có rầy trắng xuất hiện: phun thuốc Pesta 5SL hoặc Thianmectin 0.5ME + Dầu khoáng, Oncol,…
Giữa các lần phun, nếu phát hiện có sâu bệnh, cần phun thuốc diệt trừ bổ sung. Không nên sử dụng một loại thuốc liên tiếp nhiều lần vì sâu có khả năng kháng thuốc, nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng chỉ dẫn của các công ty sản xuất.
9. Thu hoạch
Sau khi gieo 35 – 50 ngày (tùy giống) bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 35 – 60 ngày tùy theo mức độ thâm canh của người sản xuất. Năng suất bình quân của khổ qua có thể đạt từ 2,5 – 3,0 tấn/1000m2. Ở những giống lai F1 năng suất cao hơn, nên thu hoạch đúng lứa. Nếu không trái sẽ quá to, thị trường khó chấp nhận, cây bị mất sức và năng suất thấp, trái dễ bị già, chín nhanh, giảm sản lượng. Thu hoạch từ sáng sớm hoặc buổi chiều, bảo quản sản phẩm nơi thoáng mát.
Đối với các giống khổ qua lai (F1) không nên để giống lại

Đăng nhận xét

- Cảm ơn ban đã xem bài viết các bạn thể để lại góp ý cho blog lớp mình ngày càng hoàn thiện hơn
- Để sử dụng biểu tượng mặt cười bạn bấm ký tự như hướng dẫn ở trên khung nhận xét :P