15 thg 12, 2011

KỸ THUẬT TRỒNG BÍ ĐỎ (BÍ RỢ)

Written By Namkna on 15 thg 12, 2011 | 23:36

Xem hình

 Cây bí rợ là một loại hoa màu được trồng phổ biến ở Việt Nam, là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, có thể trồng tốt nhiều vụ một năm suốt từ miền Nam ra miền Bắc.


1. Thời vụ
 
Về thời vụ chính ở các khu vực có thể được chia ra như sau:
 
Khu vực
Vụ chính (tháng)
Vụ phụ (tháng)
Miền Tây Nam bộ
11, 12, 1
2, 3, 4
Miền Trung
12, 1, 2
3, 4, 5
Miền Bắc
10, 11
12, 1
Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
4, 5
8, 9
 
2. Làm đất
Đất chọn trồng bí, để cây phát triển tốt, ít sâu bệnh, ít nhất hai vụ trước không trồng họ bầu bí (bí rợ, bí đao, dưa leo, khổ qua…) hoặc trồng gần họ bầu bí chuẩn bị thu hoạch hay chấm dứt thu hoạch vì có thể sâu bệnh lây lan. Đất phải có nguồn nước tưới đầy đủ trong mùa khô, tưới bổ sung trong mùa mưa khi trời khô hạn, vào mùa mưa đất phải được thoát nước tốt. Đất trồng bí thích hợp nhất độ pH nằm trong khoảng từ 6 – 6,5, đất chua (phèn) độ pH dưới 6 thì phải bón thêm vôi nông nghiệp để tăng độ pH lên hơn 6. Trên nguyên tắc đất phải cày bừa tơi xốp và sạch cỏ. Tuy nhiên, mỗi nơi cách làm đất trồng có khác nhau.
a. Vùng đất phù sa pha sét trồng dưới ruộng sau khi thu hoạch lúa: phân lô lên líp: dùng len đào rãnh bề ngang 2 lớp len (rộng 40 cm), bề sâu một lớp len (khoảng 30cm), xếp đất 2 bên cách bờ mương tưới khoảng 20 cm. Sau đó đục lỗ gieo trồng trên mô đất dọc theo mương. Dẫn nước vào mương tưới nước. Mỗi lần bón phân có bồi gốc.
b. Trồng liếp đôi có trải bạt nhựa (tạo liếp như trồng dưa hấu)
Vùng đất cát pha thịt (như vùng đất Tây Ninh, Củ Chi, đất trồng lúa, đậu phộng): sau khi xới đất một lượt, dùng cày trâu bò 2 đường ngược chiều cách nhau 30 cm, bón lót, rải phân theo hai đường cày, cày thêm 2 đường cày, lấp phân lên mô tạo thành 2 liếp đôi, sửa mô, trải bạt plastic, dẫn nước vào mương, đụt lỗ trồng.
c. Vùng đất đỏ miền Đông Nam bộ: thường đất cao và không bằng phẳng nên chỉ cày xới, trồng thuần hoặc trồng xen với bắp hoặc cây trồng khác thường trồng nhờ nước trời vào vụ Hè Thu (tháng 4, 5), Thu Đông (tháng 8, 9).
3. Mật độ, khoảng cách, lượng giống cần dùng
Mật độ cây trung bình thường là 650 – 700 cây/1000m2 nghĩa là: hàng đôi cách hàng đôi là 6m, cây cách cây trên hàng là 0,5 – 0,6m hoặc bố trí hàng đơn thì hàng cách hàng 3m, cây cách cây trên hàng đôi 0,5m.
Riêng giống TN 121 nên trồng dày hơn: Hàng đôi cách hàng đôi 5m, cây cách cây 0,5m, mật độ trung bình: 800 cây/1000m2. Như vậy lượng giống cần dùng (nếu sử dụng giống bí rợ Sri Muang 16 bình quân 20g có 180 hạt) khoảng 80 – 100g/1.000m2.
Trường hợp trồng xen với bắp được bố trí với mật độ khoảng cách 220 – 230 cây/1.000m2. Tuần tự như sau: 2 hàng bắp cách nhau 40cm, cây cách cây trên hàng 20 – 30cm. (Mật độ từ 1.500 – 2.200 cây/1.000m2). Hàng bí cách hàng bắp 50cm, hàng bí cách hàng bí kế tiếp là 3m và hàng bí cách hàng bắp là 50cm, cây cách cây trên hàng bí là 2m, mỗi lỗ (hốc) có 1 cây (nên gieo bắp trước bí rợ 1 tuần lễ). Nếu gieo giống Sri Muang 16 thì lượng hạt giống cần dùng khoảng 30 – 35 g/1.000m2.
4. Ngâm ủ hạt giống: Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống bí rợ theo trình tự như sau:
Trước khi ngâm hạt giống, cần phải phơi nắng nhẹ khoảng 2 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nẩy mầm tốt. Cho hạt vào túi vải (túi lưới) ngâm trong nước sạch (2 sôi 3 lạnh) từ 4 – 5 giờ (nên để hạt chìm hoàn toàn trong nước). Vớt hạt lên để ráo nước, dùng khăn sạch vắt thật ráo nước, gói hạt giống lại. Cuối cùng cho khăn vào bao ny lon (polyethylene) cột miệng cho kín tránh bốc thoát hơi nước, ủ hạt ở nhiệt độ từ 280C – 300C là thích hợp nhất. Sau khi ủ khoảng 2 – 3 giờ nên mở gói ủ ra vắt ráo nước khăn ủ một lần nữa (nếu dư nước hạt sẽ không nẩy mầm) sau đó cho hạt vào ủ tiếp tục như qui trình trên. Thông thường hạt bắt đầu nẩy mầm khoảng 20 – 28 giờ sau khi ủ.
5. Gieo hạt
- Hạt bí bắt đầu nảy mầm nên tiến hành gieo ngay. Tùy theo thời vụ mà ta có thể gieo thẳng ngoài đồng hoặc gieo vô bầu.
- Vào mùa nắng nên gieo thẳng ngoài đồng để cây phát triển mạnh hơn và đỡ tốn công vô bầu đem trồng. Tuy nhiên liếp ngoài đồng phải chuẩn bị thật tốt, nhất là lỗ gieo phải tơi xốp và xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh đầy đủ và tưới nước định kỳ đủ ẩm để cây phát triển tốt.
- Vào mùa mưa nên gieo vô bầu bằng lá chuối hoặc bằng bao nylon nhỏ để phòng mưa nhiều ta có thể dùng giàn che mưa, hạn chế thừa nước bị thối mầm. Đất vô bầu ở vùng đất cát pha thịt, trộn theo tỷ lệ như sau: 70% đất mặt, 30% phân chuồng hoai, 0,5 – 1% lân và 0,2 – 0,5% vôi nông nghiệp. Sau khi trộn đều nên sàng qua một lượt để loại bỏ cục đất to và rác. Nếu vùng đất đồng bằng Sông Cửu Long (có nhiều sét) thì thêm 10 – 20% tro trấu, giảm 10 – 20% đất mặt. Nên trộn thêm phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc để cây con phát triển tốt và hạn chế chết cây con.
- Để tiết kiệm hạt giống, vì hạt giống F1 khá đắt so với giống chọn lọc nên gieo một hạt nảy mầm vào một bầu và gieo thẳng ngoài đồng 1 hạt mầm/1 hốc và cần phải gieo thêm một lượng bầu cây con dự phòng trồng dặm sau khi trồng (thông thường theo tỷ lệ 10 – 15% tổng số cây ngoài đồng). Cách gieo: dùng que nhỏ khoét một lỗ nhỏ giữa mặt bầu hoặc trên mặt liếp gieo (lỗ ngang bằng chiều ngang hạt, chiều sâu lỗ tương đương chiều dài hạt cộng thêm rễ mầm), dùng tay hoặc kẹp gắp đặt hạt giống có đầu rễ mầm hướng xuống đất và thẳng góc với mặt bầu, sau đó lấp một lớp đất (trộn với 50% đất mặt + 50% phân chuồng hoai đã sàng kỹ) mỏng, rải trên mặt từ 20 – 30 hạt thuốc trừ sâu Basudin hoặc Furadan để phòng trừ sâu, kiến mối. Cuối cùng dùng thùng bông sen tưới đủ ẩm qua một lượt.
- Thông thường, cây trong bầu vừa nhú lá nhám (lá thật) là bắt đầu đem trồng ngay ngoài đồng, nếu chậm trễ bộ rễ ăn lan ra ngoài bầu khi đem trồng cây đứt nhiều rễ làm cây lên yếu hoặc dễ chất cây ngoài đồng.
6. Chăm sóc
a) Phân bón:
Lượng và loại phân bón cho 1.000m2 có thể thay đổi tùy thuộc vào đất tốt, xấu, canh tác vào mùa nắng hay mùa mưa. Đề nghị lượng phân bón trung bình cho 1.000m2 ở vùng đất xám bạc màu (đất xấu) như Tây Ninh, Củ Chi như sau:
Æ 1 – 2m3 phân chuồng hoai.                                            Æ10 – 15 giạ tro dừa
Æ 70 – 100kg NPK 16 – 16 – 8 hoặc NPK 20 – 20 – 15 Æ3 – 6kg Kali Clorua.
Æ Vôi nông nghiệp: 50 – 80kg
Nếu sử dụng phân đơn chất thì lượng phân hóa học tương đương như sau
Æ 15 – 21kg Urê                       Æ25 – 35kg DAP            Æ15 – 19kg KCl
Được chia ra các lần bón như sau: (trồng có trải plastic)
TT
Dẫn giải
Vôi (kg)
Phân chuồng (m3)
Tro dừa (giạ)
NPK
(kg)
KCl
(kg)
GHI CHÚ
1
Bón vôi
(10 ngày trước khi bón lót)
50-80
0
0
0
0
Bón theo hàng mô trồng trước khi xới đất
2
Bón lót
(bón trước trồng)
0
1 – 2
10 – 15
30 – 40
0
Cày lấp phân lên mô
3
Bón thúc đợt 1
(20 – 25 ngày sau khi gieo)
0
0
0
20 – 30
1 – 2
Bón phía trước (hướng bò của dây bí) theo mí bạt
4
Bón thúc đợt 2
(40 – 45 ngày sau khi gieo)
0
0
0
10 – 20
1 – 2
Dẫn nước vào mương tưới, rải phân hoặc dùng MX- hòa nước tưới
5
Bón thúc đợt 3
(55 – 60 ngày sau khi gieo)
0
0
0
10 – 20
1 – 2
Dẫn nước vào mương tưới, rải phân
 
Æ Ghi chú:
* Nếu bón phân đơn thì tỷ lệ bón giữa các lần tương đương như bảng trên
* Khi bón thúc đợt 1, nếu có thể được rải rơm rạ từ mí bạt đến hướng bò để hạn chế cỏ
* Giữa các lần bón, nếu nhận thấy cây bị thiếu phân có thể rải hoặc tưới phân bổ sung Urê, DAP hoặc NPK 16 – 16 – 8, MX hòa nước tưới.
* Phun phân bón lá bổ sung NPK và vi lượng định kỳ 10 – 15 ngày/lần như phân vi sinh phun lá Bảo Đắc
* Nếu trồng bí không có trải bạt nhựa, thì nên kết hợp bón phân, làm cỏ, vun gốc.
b) Tưới nước – Bấm ngọn - Sửa dây – Thụ phấn bổ sung:
- Bí rợ rất cần nước, nếu thiếu nước cây phát triển kém, cho năng suất thấp, do đó cần phải cung cấp đủ nước để giữ độ ẩm của đất thích hợp cho cây bí. Số lần tưới nước trong ngày tùy thuộc vào độ ẩm của đất. Vào mùa nắng nên tưới nước định kỳ, vào mùa mưa tưới bổ sung khi trời hạn kéo dài. Tuy nhiên, cây phát triển kém, cây bị vàng lá, cằn cỗi có khi bị chết hàng loạt, khi độ ẩm đất quá cao, lúc mưa nhiều mà đất thấp khó thoát nước kịp thời.
- Khi cây con đạt 3 – 5 lá nhám (lá thật) tiến hành bấm ngọn để tạo nhiều nhánh chèo. Mục đích để hạn chế thân chính phát triển quá dài, chận thân (khi dây chính dài 1m dùng đất chận mắt thân giữa ngọn và gốc để mắc tiếp xúc với đất ra rễ giúp dây phát triển mạnh). Sửa dây là xếp các nhánh nằm rải đều trên mặt đất và thẳng gốc luống bí để cây dễ quang hợp, chăm sóc, thụ phấn bổ sung sau này.
- Thông thường 40 – 45 ngày sau khi gieo là cây bắt đầu ra hoa. Vì cây có hoa cái và hoa đực riêng biệt trên cùng một cây nên hoa cái thụ tinh và kết trái cũng nhờ vào gió và côn trùng. Trường hợp trời ít gió và sử dụng thuốc trừ sâu b65nh nhiều thì ong (ong mậ, ong bầu…) ít khi dám đến gần, hút mật hoa bí thì tỷ lệ đậu trái rất thấp, do đó để chủ động việc lấy trái (cho đậu trái) ne6ntie6n1 hành thụ phấn bằng tay bổ sung:
Æ Thời gian thụ phấn thực hiện vào sáng sớm từ 6 – 9 giờ (kéo dài trễ hơn thì tỷ lệ đậu trái kém hơn hoặc không đậu)
Æ Dùng tay ngắt bông đực mới nở nơi gần nhất, loại bỏ hết các cánh hoa chỉ còn nhụy đực. Cầm nhụy đực xoa nhẹ đều trên nuốm nhụy cái. Một bông đực có thể đủ phấn thụ tinh cho 2 – 3 bông cái.
Æ Vào mùa mưa, sau khi thụ phấn nên dời những nụ cái lên chỗ cao ráo không bị đọng nước tránh bị rụng thối trái, khi trái đã lớn nên dùng rơm rạ, cỏ khô lót để trái không bị hư và có màu sắc tươi đẹp.
7. Phòng trừ sâu bệnh
a) Sâu – vật phá hại: các loại côn trùng phá hại quan trọng và cách phòng trừ như sau:
 
TT
Tên vật phá hại
Cách phá hại
Phòng trừ
1
Chuột
Cắn phá hạt lúc gieo
Thuốc chuột Phosphure kẽm, Clerat, bẫy hoặc sau khi gieo nên phun thuốc trừ sâu có mùi hôi làm chuột không dám đến gần
2
Dế, sâu đất, sùng đất
Ăn đứt rễ mầm hạt giống, đọt non, cây con
Xử lý Basudin hạt vào đất 10 – 15kg/ha (xử lý thuốc dọc theo đất trồng)
Rải 20 – 30 hạt Basudin/hốc sau khi gieo.
3
Bọ rùa
Ăn lá non, đọt non
Phun Pesta 5 SL, Nockthrin, Regent …
4
Sâu vẽ bùa
(dòi đục lòn)
Sâu đục lòn dưới lớp biểu bì, làm lá dễ bị khô cháy, nhiễm bệnh dẫn đến thất thu năng suất.
Thianmectin 0.5ME, Pesta 5 SL, Lannate, Regent, Karate, Vertimec…
5
Sâu xanh, sâu ăn tạp
Cắn phá lá non, đọt non, bông, trái bí suốt từ cây con đến thu hoạch
Thianmectin 0.5ME, Pesta 5 SL
6
Bọ trĩ, rầy mềm, rầy bông
Chích hút nhựa đọt non, lá non làm cây kém phát triển dẫn đến năn suất kém.
Thianmectin 0.5ME, Oncol, Admire, Pesta 5 SL,  Decis,…
7
Rầy trắng
Chích hút nhựa, truyền bệnh, virus, làm cây không phát triển.
Thianmectin 0.5ME + Dầu khoáng (xịt vào chiều tối), Pesta 5SL, Mospilan, Oncol, …
 
b) Bệnh: thường xuất hiện các bệnh trên bí đỏ như sau:
TT
Tên bệnh
Biểu hiện
Cách phòng trừ
1
Bệnh thối cổ rễ
Vết bệnh xuất hiện tiếp giáp với mặt đất giữa rễ và thân
Phòng trừ: No Mildew 25WP, Marthian 90SP,…
2
Cháy lá, đốm lá
Trên lá xuất hiện những đốm bệnh màu nâu đến màu xám
Thane M 80WP, Bavisan 50WP + No Mildew 25 WP
3
Thán thư
Các đốm bệnh xuất hiện trên lá già, nếu bệnh nặng có thể lây lan qua trái
Thane M 80WP hoặc Thane M 80WP + No Mildew 25WP, Antracol,…
4
Sương mai, phấn trắng
Đốm bệnh xuất hiện trên lá khi ẩm độ không khí cao, nếu bị nặng có thể thất thu năng suất
Thane M 80WP, Marthian 90SP,……
5
Bệnh héo xanh
Khi ẩm độ đất cao, nấm bệnh dễ xâm nhập vào rễ, làm cho cây chết héo đột ngột
Trồng trên đất thoát nước tốt, phun thuốc phòng bệnh Marthian 90SP
8. Thu hoạch
Sau khi đậu trái được 15 – 20 ngày, có thể thu hoạch trái non như bí đao chanh, thu hoạch cách này một dây có thể thu nhiều đợt trái. Tuy nhiên, phần lớn bí đỏ để trái già mới th

1 nhận xét:

12:20:00 17 thg 9, 2016 Reply

kỹ thuật này khó hơn hạt điều rang muối

Đăng nhận xét

- Cảm ơn ban đã xem bài viết các bạn thể để lại góp ý cho blog lớp mình ngày càng hoàn thiện hơn
- Để sử dụng biểu tượng mặt cười bạn bấm ký tự như hướng dẫn ở trên khung nhận xét :P