15 thg 12, 2011

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mướp khía

Written By Namkna on 15 thg 12, 2011 | 23:20

1. Đặc tính giống

Mướp khía TN 220 là giống lai F1, trái thẳng dài 30 – 40 cm với màu xanh hấp dẫn, ruột màu trắng, mềm ăn ngon ngọt. Thời gian thu hoạch có thể bắt đầu 50 ngày sau khi gieo. Vào mùa nắng ở nhiệt độ cao nên tưới đủ nước để cho năng suất cao và chất lượng trái được ngon ngọt, nếu tưới không đủ nước trái sẽ bị đắng.


2. Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng phải cày bừa tơi xốp, sạch cỏ. Mùa nắng nên lên líp chìm (thấp), còn mùa mưa phải được lên líp cao và có rảnh thoát nước tốt.

3. Khoảng cách, mật độ và cách trồng

- Khoảng cách: hàng đôi cách hàng đôi 4,5 – 5 m, cây cách cây trên hàng 1m.
- Mật độ TB: 400 – 500 cây/1.000m2.
- Cách trồng: làm giàn giống như mướp hương.

4. Ngâm ủ hạt giống

Trước khi ngâm nên phơi nắng hạt giống 1-2 giờ để hạt hút nước mạnh, nẩy mầm tốt. Ngâm trong nước sạch khoảng 3 – 4 giờ, vớt hạt lên để ráo nước, dùng khăn sạch đã vắt nước, gói hạt lại và cho vào bao nylon cột kín miệng (tránh bốc thoát hơi nước) ủ ở nhiệt độ 28 – 300C.
5. Gieo hạt
Gieo vào bầu: đất cho vào bầu thường theo tỉ lệ 1 phần phân chuồng hoai + 1 phần tro trấu + 2 phần đất tơi xốp, trộn thêm phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc. Bầu thường làm bằng lá chuối hoặc bao nylon (kích thước 7 x 9 cm) có đục một số lỗ thoát nước. Khi cây được 1 – 2 lá nhám (lá thật) thì có thể đem ra trồng ngay.
6. Phân bón: (cho 1000m2) – Có trải bạt (plastic)
Bón vôi trước bón lót khoảng 7 ngày: 50 – 100 kg rải đều theo líp trước khi cày xới và lên líp (mô)


 
Phân hữu cơ
(tấn)
NPK (kg)
(20-20-15)
Bón lót
Thúc lần 1 (30 ngày sau khi gieo)
Thúc lần 2 (40 ngày sau khi gieo)
Thúc lần 3 (50 ngày SKG)
Thúc lần 4 (60 ngày SKG)
2
40
40
10
10
10








Bón theo mí bạt, rải phân vào mương tới.
Từ 10 ngày đến 40 ngày sau gieo có thể tưới phân DAP hoặc MX-Hòa nước tưới bổ sung vài lần tùy theo tình trạng phát triển của cây.

7. Phòng trừ sâu bệnh

a. Côn trùng cánh cứng như bọ rùa… Thuốc phòng trừ: Basudin, Decis, Padan 95…
b. Côn trùng chích hút như: rầy mềm, rầy bông, bọ xít, bọ trĩ… thuốc phòng trừ: Pesta 5SL, Confidor, Nockthrin,… Rầy trắng phun Mospha, Mospilan, Oncol…
c. Sâu ăn lá: Thuốc phòng trừ: Thianmectin 0.5ME, Dipel, Regent Xanh, Polytrin,…
d. Bệnh đốm phấn, cháy lá…. Thuốc phòng trừ: Bavisan 50WP, Thane M 80WP, No Mildew 25WP, Kasuran…
e. Bệnh thối cổ rễ cây con: thuốc phòng trừ: No Mildew 25WP

8. Thu hoạch

Thường khoảng 50 ngày sau khi gieo có thể bắt đầu thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt, thời gian thu hoạch có thể kéo dài khoảng 30 ngày. Năng suất có thể đạt: 3500 – 4000kg/1000m2.
Chú ý: Đối với giống F1 không nên để giống lại cho vụ sau vì năng suất và chất lượng giảm, kháng sâu bệnh kém, trái không đều.

Đăng nhận xét

- Cảm ơn ban đã xem bài viết các bạn thể để lại góp ý cho blog lớp mình ngày càng hoàn thiện hơn
- Để sử dụng biểu tượng mặt cười bạn bấm ký tự như hướng dẫn ở trên khung nhận xét :P