Đậu Hà Lan là loại cây thảo
thấp, mọc leo có tên khoa học là Pisum sativum L. Đây là một trong những
cây trồng thuộc họ đậu khá phổ biến tại Đà Lạt với lá kép gồm 1-3 đôi
lá chét, các lá chét đầu cuống thường biến thành tua cuốn; lá kèm rất
lớn. Chùm hoa ở nách lá, hoa to màu trắng hoặc màu tím. Quả đậu dẹt, màu
xanh, có mỏ nhọn, chứa 5-6 hạt gần hình cầu. Bộ phận dùng được dùng làm
thuốc là loại đậu hạt.
Theo các nhà dinh dưỡng, ăn thường
xuyên đậu Hà Lan tốt cho những người thừa cân, đồng thời giàu chất xơ,
tốt cho những người bị táo bón. Đậu Hà Lan còn có tác dụng giảm lượng
đường trong máu, hỗ trợ sản xuất năng lượng, chức năng thần kinh và
chuyển hóa carbohydrate.
Đậu Hà Lan tốt cho thận và tim
mạch: Các nhà khoa học vừa phát hiện trong quả đậu Hà Lan có chứa các
chất có ảnh hưởng rất tốt tới hoạt động của hệ tim mạch cũng như chức
năng làm việc của thận và đậu Hà Lan cũng cung cấp cho cơ thể những chất
dinh dưỡng quan trọng cho việc duy trì xương chắc khỏe
Theo Đông y, hạt đậu Hà Lan vị ngọt,
tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu tiện, chỉ tả lỵ,
tiêu ung độc; thường được dùng chữa các chứng ăn uống khó tiêu do thấp
nhiệt úng tắc ở tỳ vị, thiếu sữa ở sản phụ, tăng huyết áp, tiểu
đường...Sau đây là những bài thuốc từ đậu Hà Lan:
- Chữa chứng rối loạn tiêu hóa, bụng
đầy tức khó chịu: Đậu Hà Lan 200g, hương nhu 60g, sắc với nước, chia làm
3 phần uống trong ngày khi thuốc còn ấm.
- Chữa chứng hoắc loạn (đột nhiên nôn
và tiêu chảy liên tục), gân co rút, vùng hoành cách đầy tức khó chịu:
Đậu Hà Lan 200g, hương nhu 90 g, sắc với nước, chia thành 3 phần uống
trong ngày; uống khi thuốc còn ấm.
- Hỗ trợ chữa đái tháo đường: Dùng đậu
Hà Lan nấu thành các món ăn khác nhau, ăn trong bữa cơm hằng ngày.
Hoặc: Ủ đậu cho mọc thành giá, khi dùng đem giã nát, ép lấy nước cốt,
uống 2 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 100 ml.
- Sản phụ sau sinh ít sữa: Đậu Hà Lan
200g, móng lợn 1 đôi, cùng nấu chín, thêm mắm muối, gia vị cho vừa
miệng. Có thể chỉ dùng đậu Hà Lan nấu canh ăn cũng có tác dụng.
- Chữa tăng huyết áp: Đậu Hà Lan nấu nhừ, thêm đường đỏ vào thành món chè, ăn sau các bữa cơm hằng ngày.
- Chữa tiểu khó: Đậu Hà Lan 30-60 g, sắc lấy nước uống ngày 3 lần.
- Chữa ung thũng, mụn lở loét: Đậu Hà Lan sao khô, tán thành bột mịn, bôi vào những chỗ có bệnh.
- Món hầm bỗ dưỡng: Đậu Hà Lan (200g),
gà một con (1kg gà ta). Đậu rửa sạch, cho thêm 2 lít nước vào nấu chín
nhừ cùng với gà ( dã làm sạch) và ít gạo. Khi chín, nêm nếm gia vị, rau
thơm và múc ra bát để ăn. Mỗi tuần ăn 2 lần có tác dụng bỗ dưỡng, sinh
tân dịch, hòa trung hạ khí (điều hòa công năng của hệ thống tiêu hóa),
lợi tiểu tiện, lợi sữa, tiêu thũng và chống khát, chống suy nhược gây cơ
thể mệt mõi.
Đăng nhận xét
- Cảm ơn ban đã xem bài viết các bạn thể để lại góp ý cho blog lớp mình ngày càng hoàn thiện hơn
- Để sử dụng biểu tượng mặt cười bạn bấm ký tự như hướng dẫn ở trên khung nhận xét :P