15 thg 12, 2011

KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP HƯƠNG

Written By Namkna on 15 thg 12, 2011 | 23:21

Xem hình

1. Thời vụ:
  Có thể trồng quanh năm: Ở miền Nam: vụ chính Đông Xuân, Xuân Hè.
Ở miền Trung: vụ chính từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
Trồng vào mùa mưa nên làm giàn như giàn bầu để cho mướp leo tránh trái bị thối do tiếp xúc với đất ẩm.

2. Đất đai:
Đất thịt pha cát là tốt nhất, vùng đất phải được thoát nước tốt, độ pH thích hợp từ 6 – 6,5, nếu độ pH < 6 phải tăng lượng phân bón vôi, vụ trước không trồng các cây thuộc họ bầu bí (dưa leo, dưa hấu, bí rợ,…)
3. Mật độ khoảng cách trồng:
Trồng giàn: Cây cách cây trên hàng: 0,8 – 1m
Hàng đôi cách hàng đôi: 4,5 – 5m
4. Giống: Cty Trang Nông có các giống như sau:
Tên giống
TGBĐTH sau gieo
(ngày)
Dạng trái
Màu vỏ trái
Chiều dài
trái TB x Đường kính (cm)
Trọng
lượng trái TB
(kg)
Năng suất TB (tấn/1000m2)
Lượng giống gieo trồng g/1000m2
F1 TN 226
40 – 45
Trái thon ngắn
Xanh đậm
Trơn láng
30–35 x 4.5–5
 0.3 – 0.35
5– 6
60 – 70
F1 TN 232A
35 – 39
Tròn dài suông
Xanh nhạt
   38-42 x 3.8-4
0.3- 0.4
5 – 6
60 – 70
F1 TN 259
38 – 40
Trái thon ngắn
Xanh trung bình
 23-28 x 4.2-4.5
0,3 – 0.35
5 – 6
60 – 70
F1 TN 260
38 - 40
Trái thon
Hơi dài
Xanh trung bình
 28-35 x 4.2-4.5
0.4 – 0.5
5 - 6
60 – 70
5. Xử lý ngâm ủ hạt giống
a) Ngâm ủ hạt giống
Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống bí đao chanh theo trình tự như sau:
Trước khi ngâm hạt giống, cẩn phải phơi nắng nhẹ khoảng 2 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nẩy mầm tốt. Cho hạt vào túi vải (túi lưới) ngâm trong nước sạch (2 sôi 3 lạnh) từ 3 – 3,5 giờ (nên để hạt chìm hoàn toàn trong nước). Vớt hạt lên để ráo nước, dùng khăn sạch vắt thật ráo nước, gói hạt giống lại. Cuối cùng cho khăn vào bao nylon (polyethylene) cột miệng cho kín tránh bốc thoát hơi nước, ủ hạt ở nhiệt độ từ 280C – 300C là thích hợp nhất. Sau khi ủ khoảng 2 – 3 giờ nên mở gói ủ ra vắt ráo nước khăn ủ một lần nữa (nếu dư nước hạt sẽ không nẩy mầm) sau đó cho hạt vào ủ tiếp tục như quy trình trên. Thông thường hạt bắt đầu nẩy mầm khoảng 20 – 28 giờ sau khi ủ.
b) Gieo hạt
-     Hạt mướp bắt đầu nẩy mầm nên tiến hành gieo ngay. Tùy theo thời vụ mà ta có thể gieo thẳng ngoài đồng hoặc gieo vô bầu.
-     Vào mùa nắng nên gieo thẳng ngoài đồng để cây phát triển mạnh hơn và đỡ tốn công vô bầu đem trồng. Tuy nhiên liếp ngoài đồng phải chuẩn bị thật tốt, nhất là lỗ gieo phải tơi xốp và xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh đầy đủ và tưới nước định kỳ đủ ẩm để cây phát triển tốt.
-     Vào mùa mưa nên gieo vô bầu bằng lá chuối hoặc bằng bao nylon nhỏ để phòng mưa nhiều ta có thể dùng dàn che mưa, hạn chế thừa nước bị thối mầm. Đất vô bầu ở vùng đất cát pha thịt, trộn theo tỷ lệ như sau: 70 % đất mặt, 30 % phân chuồng hoai, 0,5 – 1 % lân và 0,2 – 0,5 % vôi nông nghiệp. Sau khi trộn đều nên sàng qua một lượt để loại bỏ cục đất to và rác. Nếu vùng đất đồng bằng Sông Cửu Long (có nhiều sét) thì thêm 10 – 20 % tro trấu, giảm 10 – 20 % đất mặn. Nên trộn thêm phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc giúp cây con phát triển tốt và ngừa chết cây.
-     Để tiết kiệm hạt giống, vì hạt giống F1 khá đắt so với giống chọn lọc nên gieo một hạt nảy mầm vào một bầu và gieo thẳng ngoài đồng 1 hạt mầm/1 hốc và cần phải gieo thêm một lượng bầu cây con dự phòng trồng dặm sau khi trồng (thông thường theo tỷ lệ 10 – 15% tổng số cây ngoài đồng). Cách gieo: dùng que nhỏ khoét 1 lỗ nhỏ giữa mặt bầu hoặc trên mặt líp gieo (lỗ ngang bằng chiều ngang hạt, chiều sâu lỗ tương đương chiều dài hạt cộng thêm rễ mầm), dùng tay hoặc kẹp gắp đặt hạt giống có đầu rễ mầm hướng xuống đất và thẳng góc với mặt bầu, phía chóp hạt ngang bằng với hạt bầu, sau đó lấp một lớp đất (trộn với 50 % đất mặt + 50 % phân chuồng hoai đã sàng kỹ) mỏng, rải trên mặt từ 20 – 30 hạt thuốc trừ sâu Basudin hoặc Furadan để phòng trừ sâu, kiến mối. Cuối cùng dùng thùng bông sen tưới đủ ẩm qua một lượt.
Thông thường, cây trong bầu vừa nhú lá nhám (lá thật) là bắt đầu đem trồng ngay ngoài đồng, nếu chậm trễ bộ rễ ăn lan ra ngoài bầu khi đem trồng cây đứt nhiều rễ làm cây lên yếu hoặc dễ chết cây ngoài đồng.
Chú ý: Sau khi xuống giống được 7 – 8 ngày nên sử dụng phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc giúp cho bộ rễ phát triển mạnh, đồng thời tăng khả năng kháng chịu bệnh cho cây giai đoạn sau.
6. Làm đất
Đất phải được cày xới tơi xốp, sạch cỏ, rải vôi, cày luống rải phân lót, rải thuốc Furadan, lên luống lấp phân như trồng dưa hấu, trải bạt plastic, vô nước, cân mặt bằng, ổn định mô, đục lỗ trồng.
7. Phân bón lót cho 1000m2
Phân chuồng hoai: 1 – 2 m3.
Phân vi sinh: 20kg.
Vôi rải trước theo hàng (băng, líp): 40 – 60 kg.
NPK 20-20-15: 30 – 40 kg.
Furadan hạt rải theo hàng: 3 kg.
8. Chăm sóc:
-     Sau trồng 5 – 6 ngày tưới phân loãng (ngâm DAP hòa loãng) vào quanh gốc.
-     Thúc lần 1: (30 ngày sau gieo) Lượng phân NPK 20-20-15: 40 – 50 kg.
-     Khi bắt đầu thu hoạch, rải phân thúc lần 2 ở mương tưới. Lượng phân NPK 20-20-15: 10 – 15 kg.
-     Và 10 – 15 ngày sau, rải phân thúc lần 3, NPK 20-20-15: 10 – 20 kg ở mương tưới giống như đợt trước.
-     Chế độ tưới nước: dẫn nước vào mương tưới thấm, mướp rất sợ úng nước, mương tưới bị đọng nước lâu quá 10 giờ phải khai thông thoát nước. Do đó đất cần phải được thoát nước tốt. Tưới nước đều đặn theo chu kỳ, tùy theo độ bốc thoát hơi nước, độ ẩm của đất.
-     Làm cỏ: nhổ cỏ xung quanh gốc mướp bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ như Onecide.
-     Làm cỏ dưới mương tưới: có thể làm cỏ bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ Gramoxon hoặc NuFarm. Phun các loại thuốc này cần phải dùng loa che béc phun để tránh thuốc dính vào lá hoặc thân cây mướp khỏi bị cháy hoặc chết khô.
9. Phòng trừ sâu bệnh:
1. Sâu – vật phá hại: Các loại côn trùng phá hại quan trọng và cách phòng trừ như sau:
TT
TÊN VẬT PHÁ HẠI
CÁCH PHÁ HẠI
PHÒNG TRỪ
1
Chuột
Cắn phá hạt lúc gieo
Thuốc chuột Phosphure kẽm, Clerat, bẫy hoặc sau khi gieo nên phun thuốc trừ sâu có mùi hôi làm chuột không dám đến gần
2
Dế, sâu đất, sùng đất
Ăn đứt rễ mầm hạt giống, đọt non, cây non
Xử lý Basudin hạt vào đất 10 – 15 kg/ha (xử lý thuốc dọc theo đất trồng)
Rải 20 – 30 hạt Basudin/hốc sau khi gieo
3
Bọ rùa
Ăn lá non, đọt non
Phun Peran, Cyperin,…
4
Sâu vẽ bùa
(dòi đục lòn)
Sâu đục lòn dưới lớp biểu bì, làm lá dễ bị khô cháy, nhiễm bệnh dẫn đến thất thu năng suất.
Thianmectin 0.5 ME
5
Sâu xanh, sâu ăn tạp
Cắn phá lá non, đọt non, bông, trái mướp suốt từ cây con đến thu hoạch
Thianmectin 0.5 ME, Peran, Amate
6
Bọ trĩ, rầy mềm, rầy bông
Chích hút nhực đọt non, lá non làm cây kém phát triển dẫn đến năng suất kém
Oncol, Confidor, Decis…
7
Rầy trắng, rầy xanh
Chích hút nhựa, truyền bệnh virus làm cây không phát triển.
Mospilan, Oncol
Thianmectin 0.5 ME + Dầu khoáng
 
2. Bệnh: thường xuất hiện các bệnh trên mướp hương như sau
TT
TÊN BỆNH
BIỂU HIỆN
CÁCH PHÒNG TRỪ
1
Bệnh thối cổ rễ
Vết bệnh xuất hiện tiếp giáp với mặt đất giữa rễ và thân
Phòng trừ: No Mildew 25 WP, Bảo Đắc tưới rễ, Marthian 90 SP
2
Cháy lá, đốm lá
Trên lá xuất hiện những đốm bệnh màu nâu đến màu xám
Than M 80WP, hoặc Bavisan 50 WP + No Mildew 25WP
3
Thán thư và đốm lá do vi khuẩn
Các đốm bệnh xuất hiện trên lá già, nếu bệnh nặng có thể lây lan qua trái
Marthian 90 SP, No Mildew 25 WP, Thane M 80WP,…
4
Sương mai
Đốm bệnh xuất hiện trên lá khi ẩm độ khho6ng khí cao, nếu bị nặng có thể thất thu năng suất
Thane M 80WP, Amikta…
5
Bệnh héo xanh
Khi ẩm độ đất cao, nấm bệnh dễ xâm nhập vào rễ, làm cho cây chết héo đột ngột
Trồng trên đất thoát nước tốt, phun thuốc Marthian 90 SP…
10.      Thu hoạch
Thu hoạch khi trái còn non, trọng lượng trái trung bình 0,3 – 0,5 kg, không thu trái to hơn 0,5 kg vì rất khó bán, xếp nhẹ nhàng trái vào giỏ tránh bị xây xát và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Đăng nhận xét

- Cảm ơn ban đã xem bài viết các bạn thể để lại góp ý cho blog lớp mình ngày càng hoàn thiện hơn
- Để sử dụng biểu tượng mặt cười bạn bấm ký tự như hướng dẫn ở trên khung nhận xét :P