Ở Hoa Kỳ, hằng năm Ngày Của Cha (Father’s Day) nhằm vào Chủ Nhật tuần thứ ba của tháng Sáu. Nay, nhân ngày này tôi nhớ lại vài mẫu chuyện về Ba tôi.
… … …
Những ngày còn lại ở bên nhà, hồi tưởng lại chuỗi ngày dài sống cạnh Ba từ thuở ấu thơ, thời đi học cho đến khi ra đời, lòng tôi bồi hồi bùi ngùi vô cùng. Những hình ảnh của chuỗi ngày dài ấy đã khắc sâu trong lòng tôi.
Nhớ ngày đầu Ba dẫn hai anh em tôi đi học trong cơn mưa bất chợt, mưa khá lớn, lại phải đi dọc theo con đường thấp sũng nước. Vì đâu biết trước mà đem theo áo mưa nên Ba đòng đòng tôi lên vai, tôi dùng cặp táp che đầu mình, còn Ba thì ướt đẫm, tay dắt anh tôi lúp xúp chạy theo cũng ướt hết.
Đến cuối năm lớp Nhất (tức lớp Năm tiểu học bây giờ), tôi được lãnh phần thưởng nhờ học hành "coi được", Ba mừng và hãnh diện lắm. Ôi cái phần thưởng mới to làm sao, hai tay tôi ôm không xuể, Ba phải thuê xích lô chở hai ba con tôi về. Đến nhà, bác xích lô không nhận tiền xe mặc dù Ba tôi trả tiền nhiều hơn bình thường. Bác nói là bác thưởng cho tôi và chung vui cùng gia đình. Ba cám ơn, mời bác vô nhà uống trà thơm hảo hạng, chuyện trò tâm đắc với nhau cả buổi, rồi trở thành đôi bạn thân từ đó. Sau biến cố ‘75, Ba tôi không biết bác ấy ở nơi nào nữa.
Có một chuyện mà đến giờ nhớ lại tôi vẫn còn xấu hổ. Trước khi đi coi
kết quả thi Đệ Thất, giúi vô tay tôi chiếc đồng hồ đeo tay xinh xắn,
Ba vui vẻ nói :
- Nè... Con cất trong túi đi... Nếu đậu thì đeo. Còn đậu... "cành
mềm" thì đừng đeo, đem về cho Ba nghen !
Sau một hồi vất vả chen chen lấn lấn, tôi thấy tên mình trên bảng kết
quả... Ôi... Trời thương cho tôi đậu, mà lại đậu cao nữa chớ, hạng 17
trên 200 thí sinh được chấm đậu. Mừng quá, tôi lại vất vả lấn lấn chen
chen để chui thoát ra ngoài khỏi đám đông dày đặc. Sung sướng quá, tôi
lấy đồng hồ từ túi quần ra, tay run run đeo đồng hồ vào cổ tay trật
lên trật xuống mấy lần. Chợt có một cu cậu cạnh tôi lên tiếng :
- Đồng hồ hả... Xí... ! Tao cũng có một cái... “Xịn” hơn cái này nhiều... !
Bất ngờ bị... chê, tôi "nóng mũi" lên giọng :
- Dzậy... Tao dzí mày... học... thi nghen... !
Cu cậu kia nghe vậy, lại hiền quá chẳng nói năng gì, chỉ "Xí... !" một
tiếng rồi bỏ đi nơi khác. Về nhà, tôi vừa hý hửng báo tin vui cho cả
nhà là mình thi đậu vừa giơ cổ tay có đeo đồng hồ lên để... làm chứng.
Tôi kể lại chuyện nói trên, nghe xong Ba tôi cười cười rồi ôn tồn nói:
- Đừng con... Nói vậy không tốt đâu con... Nếu con giỏi thì còn có
người giỏi hơn con nữa đó !
Tôi hiểu ra, thấm ý. Đến giờ nhớ lại tôi vẫn còn cảm thấy xấu hổ lắm.
Khi anh em tôi lớn lên, ra đời, rồi có gia đình riêng, Ba vẫn thường
kể những điển xưa tích cũ cũng như những chuyện thành bại mà Ba Má đã
trải qua để chúng tôi học hỏi và rút kinh nghiệm.
* * *
Trong bản di chúc để lại cho chúng tôi, mở đầu Ba viết "... Tôi nay đã già, theo luật tạo hóa thì tôi cũng phải về với ông bà tổ tiên thôi... Nay tôi viết di chúc này để lại cho con cháu trong lúc đầu óc tôi vẫn còn sáng suốt và tinh thần tôi vẫn còn minh mẫn, chẳng có ai hay con cháu nào ép buộc tôi viết cả... Căn nhà tôi đang ở đây là do công sức khó khổ của vợ chồng và con cái tôi tạo dựng lên, nó phải là từ đường
là nơi thờ phượng của gia tộc, là nơi để con cháu quy tụ về lúc cuối đời, nhất thiết không ai có quyền bán đi hay sang nhượng gì hết... ".
Chừng mười năm trở lại đây, Ba tôi thường gởi tâm sự mình vào những bài thơ ngăn ngắn. Được vài ba bài thì Ba gởi cho các anh em tôi. Bài nào của Ba cũng đượm tình gia tộc, tình cha con, tình anh em... với ngụ ý là nhắn nhủ và răn dạy chúng tôi. Chúng tôi rất trân quý những bài thơ ấy tuy đó không phải là những vần thơ tuyệt tác.
Trong bài thơ Tìm Con kể lại chuyến đi thăm tôi ở tù, có đoạn dưới đây mà mỗi khi đọc lại tôi vẫn còn xúc động rươm rướm nước mắt :
"...
Vai mang bị gạo nai lưng đạp
Mong ước bao giờ gặp mặt con
Con tôi tuổi trẻ hãy còn non
Ai xui chinh chiến cho nên nỗi này
... … …
Cái cảnh rừng già ôi thảm thương
Không chăn không chiếu lại không giường
Móc võng giữa rừng đành chịu vậy
Mệt lả người mê tự lúc nào
Mất thở năm giây nào ai biết
Tưởng mình phách lạc lại hồn xiu... "
Và năm 2004, anh em tôi từ các nơi cùng nhau quy tụ về để chúc mừng Ba
thượng thọ 80 tuổi. Trong ngày vui này Ba có làm bài thơ Mùa Thu Đoàn
Tụ (2004), có đoạn như sau :
"... Nửa vòng trời mà chẳng thấy xa
Quả đất rộng coi bằng gang tấc
Lòng hiếu thảo không ai ngăn cách
Gia đình ta vui thật vô cùng
... ... ...
Trời biển rộng mênh mông bát ngát
Nơi quê nhà hội lớn đã thành
Tám mươi năm - con mừng cha tuổi thọ
Bốn mươi người - đủ già trẻ gái trai ... "
Những mẫu chuyện thành bại, những câu chuyện vui buồn của Ba Con chúng tôi thì nhiều lắm, có thể viết thành một cuốn sách, nhưng tôi thì chưa thể làm được việc này.
Về lại Mỹ tôi đem theo bộ DVD thu đầy đủ chi tiết diễn tiến tang lễ của ba từ lúc Ba nằm nhắm mắt xuôi tay trong phòng khách tại nhà cho đến khi hạ huyệt ngoài nghĩa trang. Vợ chồng tôi chỉ coi được đoạn đầu thôi, không dám coi tiếp nữa vì xúc động quá.
"Ba ơi... Vậy là Ba Con mình đã vĩnh viễn xa nhau, đã vĩnh viễn nghìn trùng xa cách. Cách đây hai mươi năm, Má qua đời đã là một mất mát lớn lao cho chúng con; nay Ba lại ra đi thì sự mất mát ấy lại càng lớn lao hơn nữa. Ba Má ơi... Không có lời nào nói hết được và cũng chẳng có dòng nước mắt nào khóc giùm được cho nỗi thương tiếc vô hạn của chúng con giành cho Ba Má. Hình ảnh Ba Má mãi mãi nằm sâu trong tâm khảm chúng con đó, Ba Má à !".
… … …
Những ngày còn lại ở bên nhà, hồi tưởng lại chuỗi ngày dài sống cạnh Ba từ thuở ấu thơ, thời đi học cho đến khi ra đời, lòng tôi bồi hồi bùi ngùi vô cùng. Những hình ảnh của chuỗi ngày dài ấy đã khắc sâu trong lòng tôi.
Nhớ ngày đầu Ba dẫn hai anh em tôi đi học trong cơn mưa bất chợt, mưa khá lớn, lại phải đi dọc theo con đường thấp sũng nước. Vì đâu biết trước mà đem theo áo mưa nên Ba đòng đòng tôi lên vai, tôi dùng cặp táp che đầu mình, còn Ba thì ướt đẫm, tay dắt anh tôi lúp xúp chạy theo cũng ướt hết.
Đến cuối năm lớp Nhất (tức lớp Năm tiểu học bây giờ), tôi được lãnh phần thưởng nhờ học hành "coi được", Ba mừng và hãnh diện lắm. Ôi cái phần thưởng mới to làm sao, hai tay tôi ôm không xuể, Ba phải thuê xích lô chở hai ba con tôi về. Đến nhà, bác xích lô không nhận tiền xe mặc dù Ba tôi trả tiền nhiều hơn bình thường. Bác nói là bác thưởng cho tôi và chung vui cùng gia đình. Ba cám ơn, mời bác vô nhà uống trà thơm hảo hạng, chuyện trò tâm đắc với nhau cả buổi, rồi trở thành đôi bạn thân từ đó. Sau biến cố ‘75, Ba tôi không biết bác ấy ở nơi nào nữa.
Có một chuyện mà đến giờ nhớ lại tôi vẫn còn xấu hổ. Trước khi đi coi
kết quả thi Đệ Thất, giúi vô tay tôi chiếc đồng hồ đeo tay xinh xắn,
Ba vui vẻ nói :
- Nè... Con cất trong túi đi... Nếu đậu thì đeo. Còn đậu... "cành
mềm" thì đừng đeo, đem về cho Ba nghen !
Sau một hồi vất vả chen chen lấn lấn, tôi thấy tên mình trên bảng kết
quả... Ôi... Trời thương cho tôi đậu, mà lại đậu cao nữa chớ, hạng 17
trên 200 thí sinh được chấm đậu. Mừng quá, tôi lại vất vả lấn lấn chen
chen để chui thoát ra ngoài khỏi đám đông dày đặc. Sung sướng quá, tôi
lấy đồng hồ từ túi quần ra, tay run run đeo đồng hồ vào cổ tay trật
lên trật xuống mấy lần. Chợt có một cu cậu cạnh tôi lên tiếng :
- Đồng hồ hả... Xí... ! Tao cũng có một cái... “Xịn” hơn cái này nhiều... !
Bất ngờ bị... chê, tôi "nóng mũi" lên giọng :
- Dzậy... Tao dzí mày... học... thi nghen... !
Cu cậu kia nghe vậy, lại hiền quá chẳng nói năng gì, chỉ "Xí... !" một
tiếng rồi bỏ đi nơi khác. Về nhà, tôi vừa hý hửng báo tin vui cho cả
nhà là mình thi đậu vừa giơ cổ tay có đeo đồng hồ lên để... làm chứng.
Tôi kể lại chuyện nói trên, nghe xong Ba tôi cười cười rồi ôn tồn nói:
- Đừng con... Nói vậy không tốt đâu con... Nếu con giỏi thì còn có
người giỏi hơn con nữa đó !
Tôi hiểu ra, thấm ý. Đến giờ nhớ lại tôi vẫn còn cảm thấy xấu hổ lắm.
Khi anh em tôi lớn lên, ra đời, rồi có gia đình riêng, Ba vẫn thường
kể những điển xưa tích cũ cũng như những chuyện thành bại mà Ba Má đã
trải qua để chúng tôi học hỏi và rút kinh nghiệm.
* * *
Trong bản di chúc để lại cho chúng tôi, mở đầu Ba viết "... Tôi nay đã già, theo luật tạo hóa thì tôi cũng phải về với ông bà tổ tiên thôi... Nay tôi viết di chúc này để lại cho con cháu trong lúc đầu óc tôi vẫn còn sáng suốt và tinh thần tôi vẫn còn minh mẫn, chẳng có ai hay con cháu nào ép buộc tôi viết cả... Căn nhà tôi đang ở đây là do công sức khó khổ của vợ chồng và con cái tôi tạo dựng lên, nó phải là từ đường
là nơi thờ phượng của gia tộc, là nơi để con cháu quy tụ về lúc cuối đời, nhất thiết không ai có quyền bán đi hay sang nhượng gì hết... ".
Chừng mười năm trở lại đây, Ba tôi thường gởi tâm sự mình vào những bài thơ ngăn ngắn. Được vài ba bài thì Ba gởi cho các anh em tôi. Bài nào của Ba cũng đượm tình gia tộc, tình cha con, tình anh em... với ngụ ý là nhắn nhủ và răn dạy chúng tôi. Chúng tôi rất trân quý những bài thơ ấy tuy đó không phải là những vần thơ tuyệt tác.
Trong bài thơ Tìm Con kể lại chuyến đi thăm tôi ở tù, có đoạn dưới đây mà mỗi khi đọc lại tôi vẫn còn xúc động rươm rướm nước mắt :
"...
Vai mang bị gạo nai lưng đạp
Mong ước bao giờ gặp mặt con
Con tôi tuổi trẻ hãy còn non
Ai xui chinh chiến cho nên nỗi này
... … …
Cái cảnh rừng già ôi thảm thương
Không chăn không chiếu lại không giường
Móc võng giữa rừng đành chịu vậy
Mệt lả người mê tự lúc nào
Mất thở năm giây nào ai biết
Tưởng mình phách lạc lại hồn xiu... "
Và năm 2004, anh em tôi từ các nơi cùng nhau quy tụ về để chúc mừng Ba
thượng thọ 80 tuổi. Trong ngày vui này Ba có làm bài thơ Mùa Thu Đoàn
Tụ (2004), có đoạn như sau :
"... Nửa vòng trời mà chẳng thấy xa
Quả đất rộng coi bằng gang tấc
Lòng hiếu thảo không ai ngăn cách
Gia đình ta vui thật vô cùng
... ... ...
Trời biển rộng mênh mông bát ngát
Nơi quê nhà hội lớn đã thành
Tám mươi năm - con mừng cha tuổi thọ
Bốn mươi người - đủ già trẻ gái trai ... "
Những mẫu chuyện thành bại, những câu chuyện vui buồn của Ba Con chúng tôi thì nhiều lắm, có thể viết thành một cuốn sách, nhưng tôi thì chưa thể làm được việc này.
Về lại Mỹ tôi đem theo bộ DVD thu đầy đủ chi tiết diễn tiến tang lễ của ba từ lúc Ba nằm nhắm mắt xuôi tay trong phòng khách tại nhà cho đến khi hạ huyệt ngoài nghĩa trang. Vợ chồng tôi chỉ coi được đoạn đầu thôi, không dám coi tiếp nữa vì xúc động quá.
"Ba ơi... Vậy là Ba Con mình đã vĩnh viễn xa nhau, đã vĩnh viễn nghìn trùng xa cách. Cách đây hai mươi năm, Má qua đời đã là một mất mát lớn lao cho chúng con; nay Ba lại ra đi thì sự mất mát ấy lại càng lớn lao hơn nữa. Ba Má ơi... Không có lời nào nói hết được và cũng chẳng có dòng nước mắt nào khóc giùm được cho nỗi thương tiếc vô hạn của chúng con giành cho Ba Má. Hình ảnh Ba Má mãi mãi nằm sâu trong tâm khảm chúng con đó, Ba Má à !".
Phạm Lê Huy (Los Angeles) _
Đăng nhận xét
- Cảm ơn ban đã xem bài viết các bạn thể để lại góp ý cho blog lớp mình ngày càng hoàn thiện hơn
- Để sử dụng biểu tượng mặt cười bạn bấm ký tự như hướng dẫn ở trên khung nhận xét :P