Máy GĐLH, máy cày… nhu cầu còn lớn trong sản xuất nông nghiệp |
Tại hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam - Cần Thơ 2012 có thể xem là thị trường thu nhỏ đo lường sức mua. Khi hội chợ kết thúc sau 6 ngày (từ 6 đến 12/12/2011) mở cửa, triển lãm đã giới thiệu các loại hàng hóa tập trung chuyên ngành phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, thu hút gần 70.000 lượt khách tới tham quan.
Ban tổ chức đánh giá hội chợ thành công với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) giao thương, nông dân các tỉnh trong vùng trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất nông nghiệp.
Hội chợ với gần 500 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các đơn vị - DN, Hội Nông dân, các nhà vườn. Trong 3.000 sản phẩm có khoảng 500 sản phẩm mới được giới thiệu tại hội chợ lần này chủ yếu là máy móc, thiết bị nông nghiệp, dây chuyền sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, bảo quản nông sản sau thu hoạch, phân bón, thuốc BVTV, thức ăn gia súc, thuốc thú y - thuỷ sản, vật tư thiết bị phục vụ nông nghiệp.
Trong khi nông dân tìm hiểu nhiều nhất các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, máy móc đáp ứng nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi, một số DN trong ngành xay xát lúa gạo lại chú trọng các thiết bị công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm. Hoạt động giao dịch tập trung tại các gian hàng của Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam. Các loại máy bơm nước, máy gặt đập liên hợp, máy cày... tuy giá trị máy cao nhưng đặc tính kỹ thuật phù hợp nên doanh số bán hàng tại hội chợ rất lớn.
Riêng Công ty TNHH Cơ khí Công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ đạt doanh số bán các phụ tùng máy móc và ký kết hàng chục hợp đồng kinh tế để cung cấp dây chuyền sản xuất chế biến gạo, trị giá cả trăm tỷ đồng. Đây là DN chuyên ngành cơ khí thu hút được nhiều đối tác nước ngoài đến ký kết hợp đồng và xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Theo Ban tổ chức hội chợ, tổng giá trị hàng hoá được giao dịch ký hợp đồng thành công là gần 300 tỷ đồng và khách đặt mua hàng chiếm nhiều nhất là các DN sản xuất kinh doanh lương thực trong vùng. Bên cạnh đó, nhu cầu trang bị máy nông nghiệp ở ĐBSCL cho thấy còn rất lớn. Theo Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL, đến cuối vụ lúa thu đông 2011 nhu cầu của toàn vùng cần khoảng 10.000 máy gặt đập liên hợp (GĐLH) để thu hoạch 1,5 triệu ha lúa/vụ.
Trong những năm qua dù tốc độ đầu tư cơ giới hóa tăng nhanh, nhưng đến nay ĐBSCL mới đảm bảo cơ giới hóa khâu thu hoạch được 40% diện tích lúa. Trong đó cao nhất là tỉnh Vĩnh Long đạt 80%, Long An và Sóc Trăng đạt 70% và thấp nhất là Cà Mau, Bến Tre đạt 5%. Trong khi hiện thời, năng lực sấy lúa cho vụ HT còn rất thấp, bình quân chỉ có 23-25% sản lượng lúa được qua sấy. Trong đó, An Giang cao nhất 70%, Long An, Sóc Trăng 40%; còn thấp nhất là Cà Mau, Bến Tre, Đồng Tháp đạt 5%.
Đăng nhận xét
- Cảm ơn ban đã xem bài viết các bạn thể để lại góp ý cho blog lớp mình ngày càng hoàn thiện hơn
- Để sử dụng biểu tượng mặt cười bạn bấm ký tự như hướng dẫn ở trên khung nhận xét :P