BẾP ĐƠN ĐA NĂNG |
Bếp đa năng sử dụng trong nấu ăn gia đình, nấu rượu, sử dụng cho các quán ăn
BẾP CÔNG NGHIỆP 3 ĐẦU
Chú thích hình ảnh sản phẩm
- Co sắt phi 27(1,3)- T sắt 27(2,4,B)
- V.1 : Van quạt gió.
- V.2 : Van điều tiết Oxy
- V.3 : Van thoát khói, kiểm tra khói
- V.4 : Van khoá bếp
- Co răng ngoài nhựa 27(A,C)
- Răng ngoài nhựa 27 :(D,5)
- Răng trong nhựa 27 : (6)
II – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
A. CÁCH NHÓM BẾP
1 – Đóng tất cả các van. Sau đó mở Van quạt gió(V.1)
2 – Cho nhiên liệu vào thùng và nén lại
3 – Mở Cửa nhóm bếp(Cửa lấy sỉ), sau đó nhóm bếp.
4 – Bật Quạt gió
5 – Đậy nắp Cửa nhóm bếp.
6 – Sau khi nhiên liệu cháy mở Van thoát khói(V.3) để kiểm tra khói lên thoát lên.
7- Mở Khoá bếp và bật lửa.
8- Chỉnh Van điều tiết Oxy cho đến khi bếp đỏ hoàn toàn
B. CÁCH NÉN NHIÊN LIỆU
- Vì bếp ga sinh học nguyên tắc chung là dùng khói để tạo ngọn lửa cháy
nên nguyên liệu cần được nén chặt để không cho ngọn lửa cháy hoàn toàn
trong thùng.
C. CÁCH Ủ NHIÊN LIỆU
- Sau khi đun nấu xong chúng ta có thể ủ nhiên liệu cách ủ nhiên liệu như sau:
Bước 1 : Tắt Quạt gió
Bước 2 : Khoá bếp lại.
Bước 3 : Mở Van thoát khói
Bước 3: Đổ thêm nguyên liệu và nén lại
D. CÁC HIỆN TƯỢNG VÀ CÁCH XỬ LÝ
1- Có khói nhưng bật bếp không cháy
a. Cần kiểm tra nhiên liệu trong thùng đã nén chặt chưa?
*Chú ý : Khi kiểm tra khoá bếp lại và mở Van thoát khói sau đó kiểm tra
nếu có khói trắng thì cần nén chặt nhiên liệu lại và mở van thoát khói 1
lúc. Khi thấy khói màu xám(khói cháy) thì ta bật bếp.
b. Kiểm tra đường ống dẫn khói và thùng đốt nhiên liệu có bị xì hay thoát khói ra ngoài không?
c. Kiểm tra nước trong bình: Nếu nhiều nước thì tháo bớt ra khi nào thấy khói thoát ra đều thì ngưng.
Chú ý : Bình nước dùng để lọc bụi, mùi hôi nên chúng ta cần thay nước sau mỗi lần đun nấu.
E. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG
- Nhiên liệu trong lò cần được nén sát nhau sao cho không có khoảng
trống giữa chúng. Khắc phục khoảng trống của nhiên liệu bằng cách đổ lẫn
nhiên liệu dạng nhỏ (trấu, mùn cưa) vào nhiên liệu dạng to, hoặc đổ tro
bếp vào.
- Nhiên liệu phải khô, tránh sử dụng nhiên liệu ẩm ướt
- Không sử dụng nhiên liệu có nguồn gốc nhựa PVC, nilon, cao su. Tốt nhất là sử dụng nhiên liệu thực vật và than đá.
- Nếu có trấu và mùn cưa thì có thể đun cùng với tất cả các loại nhiên
liệu thực vật có kích cỡ và chất lượng khác nhau một cách dễ dàng.
Trường hợp không có trấu, mùn cưa hoặc chất tương tự thì có thể dùng tro
bếp để thay thế.
III – SỬ DỤNG CÁC NHIÊN LIỆU KHÁC NHAU
1. Sử dụng trấu:
Dễ sử dụng nhất nhưng nhiên liệu này cháy nhanh cần chú ý thường xuyên
dùng que nén lò để nén nhiên liệu. Có thể sử dụng nhiên liệu này ở dạng
đóng bánh như viên than tổ ong nhưng lỗ nhỏ và nhiều hơn.
Cách dùng:
- Đổ trấu ngập van phối khí, bật quạt gió, đốt giấy nhóm lò thả vào lò
- Trấu cháy có nhiều than đỏ bắt đầu đổ trấu vào lò, dùng gậy chọc lò
nhỏ ngoáy để trấu lọt chặt xuống dưới, dùng gậy chọc lò to nén trấu.
- Đậy nắp lò, mở van thoát khói khoảng 3 phút thì đóng van thoát khói, mở van bếp và bật lửa châm bếp.
- Khi ngọn lửa bộc cao thì mở van điều tiết gió vào bếp cho đến khi tạo được hồng ngoại.
- Sau khi đun một thời gian (30 – 60 phút) thấy ngọn lửa kém đi thì dùng
que nén lò qua nắp lò hoặc mở nắp lò dùng gậy nén lò nén lại trấu cho
chặt. Nếu trấu tụt xuống nhiều thì nên đổ thêm trấu (hoặc đổ tro than cũ
nếu bếp không cần đun nhiều).
2. Sử dụng mùn cưa:
Đun lâu hơn trấu, nhưng nhỏ và nặng hơn trấu nên dễ tắt. Vì vậy, không
nên nén chặt như trấu. Mùn cưa cần phải khô. Nhóm lò cần có củi vụn và
được lót kỹ cho có nhiều than đỏ. Có thể sử dụng nhiên liệu này ở dạng
đóng bánh như viên than tổ ong nhưng có nhiều lỗ nhỏ.
Cách dùng:
- Đổ mùn cưa hoặc vỏ cưa hoặc vỏ bào ngập van phối khí; cho củi vụn phủ
lên trên, đổ dầu tây cho dễ cháy ( nếu không có dầu tây thì xếp vỏ bào
hoặc nguyên liệu dễ cháy dưới củi để nhóm cho dễ ); bật quạt gió; đốt
giấy nhóm lò đổ vào lò.
- Khi củi nhóm cháy có nhiều than đỏ bắt đầu đổ mùn cưa vào lò, dùng gậy
chọc lò to nén mùn cưa xuống dưới dùng gậy chọc lò nhỏ ( 3-5 li ) chọc
nhiều lỗ nhỏ từ trên xuống nơi củi cháy thấy khói bốc lên là được.
- Đậy nắp lò, mở van thoát khói khoảng 5 phút thì đóng van thoát khói,mở van bếp và bật lửa châm bếp.
- Khi ngọn lửa bốc lên cao thì mở van điều tiết gió vào bếp cho đến khi tạo được hồng ngoại.
- Sau khi đun một thời gian thấy ngọn lửa kém đi thì dùng que nén lò qua
nắp lò hoặc mở nắp lò dùng gậy nén lò nén lại mùn cưa cho chặt. Nếu mùn
cưa tụt xuống nhiều thì nên đổ thêm mùn cưa ( hoặc đổ tro than cũ nếu
bếp không cần đun nhiều ).
3. Sử dụng rơm rạ:
Nhiên liệu này rất xốp và cháy rất nhanh nên cần phải được nhồi thật
chặt trong lò. Nếu băm nhỏ nguyên liệu được là tốt nhất. Dùng khay nén
lò trong quá trình sử dụng nguyên liệu rất tốt. Có thể sử dụng nhiên
liệu này ở dạng đóng bánh như viên than tổ ong nhưng có nhiều lỗ nhỏ.
4. Sử dụng củi:
Nhiên liệu này cho ngọn lửa chất lượng rất tốt và cháy lâu nhưng có yếu
điểm là hình dạng không đồng nhất nên dễ tạo khoảng trống, từ đó sẽ tạo
khí CO2 không cháy được.Vì vậy nên sử dụng củi cùng với trấu, mùn cưa
hoặc đổ tro bếp vào để lấp các khoảng trống giữa các thanh củi. Chú ý
khi nhóm lò nên tạo nhiều than đỏ, các thanh gỗ nên xếp theo chiều dọc
từ trên xuống. Cách dùng:
- Đổ trấu, mùn cưa hoặc vỏ bào ngập van phối khí; xếp củi vụn lên trên; bật quạt gió; đốt giấy nhóm lò thả vào lò.
- Khi củi nhóm lò cháy có nhiều than đỏ bắt đầu đỏ thì xếp củi vào ( có 1
số cách nhóm lò khác: 1- Có thể xếp củi vào lò, sau đó mới nhóm lò qua
cửa thoát xỉ.
2- Đổ trấu, mùn cưa vào lò, sau đó cắm các thanh củi vào). Khi củi cháy nhiều thì đổ trấu, mùn cưa hoặc tro bếp vào.
- Đậy nắp lò, mở van thoát khói khoảng 5 phút thì đóng van thoát khói, mở van bếp và bật lửa châm bếp.
- Khi ngọn lửa bốc lên cao thì mở van điều tiết gió vào bếp cho đến khi tạo được hồng ngoại.
- Sau khi đun một thời gian thấy ngọn lửa kém đi thì dùng que nén lò qua
nắp lò hoặc mở nắp lò dùng gậy nén lò nén lại mùn cưa cho chặt. Nếu mùn
cưa tụt xuống nhiều thì nên đổ thêm mùn cưa ( hoặc đổ tro than cũ nếu
bếp không cần đun nhiều ).
5. Sử dụng than đá:
Nhiên liệu này cho chất lượng ngọn lửa rất tốt và cháy lâu, nhưng chỉ sử
dụng than cám trộn lẫn trấu và mùn cưa theo tỷ lệ 1kg than và 1kg trấu (
mùn cưa trở lên ), không nên cho nhiều than, mỗi lần đun chỉ nên dùng
từ 1-2kg than cám trộn với trấu hoặc mùn cưa ( nếu dùng lò lớn thì có
thể tăng thêm ). Cần nhóm lửa bằng củi để có nhiều than đỏ và cháy hơn.
Có thể sử dụng ở dạng đóng bánh như than tổ ong nhưng lỗ nhỏ và nhiều
hơn. Nếu vùi than tổ ong vào trong trấu hoặc mùn cưa thì viên than phải
khô, nhóm lò bằng củi. Cách đun: cho củi vào, nhóm lửa cho củi cháy kỹ
có nhiều than đỏ, đổ than trộn trấu hoặc mùn cưa theo tỷ lệ đã nêu ở
trên, đổ thêm trấu, mùn cưa hoặc tro bếp lên trên, dùng que nén nhiên
liệu xuống. ( Có thể dùng than bùn phơi khô, đập nhỏ trộn với trấu hoặc
mùn cưa đun cũng rất tốt ).
6. Sử dụng than củi:
Sử dụng như đối với củi hoặc than đá ( đập nhỏ than củi rồi trộn với
trấu hoặc mùn cưa, hoặc vùi than củi vào trong trấu, mùn cưa ). Trường
hợp không có trấu, mùn cưa thì cần nhóm kỹ với nhiều củi, khi than đỏ
nhiều thì đổ than củi vào và đổ tro lên trên.
7. Sử dụng lá thông:
Nhóm bếp bằng củi, khi có than đỏ nhiều thì cho lá thông trộn mùn cưa
hoặc trấu, phủ mùn cưa, trấu hoặc tro bếp và nén nhiên liệu lại.
8. Sử dụng vỏ cà phê: Nhóm bếp và đun như đối với trấu.
9. Sử dụng các nhiên liệu thực vật khác:
Cần băm nhỏ, hoặc đóng bánh, hoặc ép chặt trong lò khi sử dụng. Nếu trộn
cùng với trấu hoặc mùn cưa thì rất dễ dàng mà không cần phải xử lý
nhiên liệu.
IV/ CÁC CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG
1. Nguyên tắc an toàn: Không được mở nắp cửa thoát xỉ khi bật quạt gió
đang hoạt động, tránh gây bỏng hoặc khói bụi lò bay ra. Các điểm nối ống
dẫn khói phải được dán kín bằng keo.
2. Nguyên tắc tạo khói:
- Không nên bật quạt gió quá lớn. Khi đó lượng Oxy nhiều sẽ tạo thành đám cháy lớn trong bình.
- Phần nhiên liệu được đốt cần được nén sát, không có khoảng trống
3. Khi nhóm lò cần dùng các loại nhiên liệu dễ cháy như trấu, mùn cưa,gỗ vụn, đổ ngập van phối khói(Van dưới đáy thùng)
4. Tạo hồng ngoại: Khi ngọn lửa trên bếp bốc cao, ta ,mở dần van điều
tiết Oxy vào bếp cho đến khi lửa cháy dưới lưới kim loại thì dừng lại.
5. Quá trình đun nấu có thể tăng giảm áp suất lửa bếp bằng hai cách:
- Tăng giảm tốc độ quạt gió ( hoặc điều chỉnh van Điều tiết Oxy )
- Điều chỉnh Khoá bếp.
6. Khi không dùng bếp:
- Tắt quạt, khoá tất cả các Van, không cung cấp Oxy khi đó bếp sẽ tự động tắt.
7. Khi sử dụng lại bếp: Nếu còn lửa: đóng cửa thoát muội, bật quạt gió
từ 1- 3 phút sau đó mới bật bếp. Nếu tắt lửa: Nhóm lại lò theo quy
trình.
8. Cách bổ sung nhiên liệu như sau:
- Tắt quạt gió khoảng 1 phút. Mở nắp thùng nhiên liệu, dùng que nhỏ thăm
dò những khoảng rỗng dưới đáy lò. Dùng gậy có đầu to từ từ ấn nhiên
liệu trong thùng xuống chỗ bị cháy rỗng.
- Cho nhiên liệu mới vào. Dùng gậy đầu to nén nhiên liệu xuống.
- Trường hợp nhiên liệu bị nén chặt quá thì dùng que chọc lò nhỏ chọc
một số lỗ xuống. Cần đổ đầy nhiên liệu để giảm khoảng trống gần nắp lò,
sẽ tăng áp suất đẩy khói sang thùng chọc khói.
- Bật quạt gió, tốc độ quạt gió cần điều chỉnh cho phù hợp với nhiên
liệu đốt ( nhiên liệu hàm lượng các bon nhiều như than, gỗ cứng… thì
phải tăng tốc độ gió lớn hơn hoặc bằng 2- 45; nếu là nhiên liệu dễ cháy
thì dùng tốc độ 1- 45
9. Nếu sử dụng chất cháy sinh nhiệt cao như rơm, rạ,trấu, gỗ vụn, giấy…
thì cần giảm tốc độ quạt gió ( công thức thường dùng là 1- 45 )
10. Sử dụng 2 giờ phải kiểm tra trước. Thường phải rút bớt ½ lượng nước
đã đổ. Nếu sử dụng bếp liên tục cần chú ý lấy bớt xỉ lò ra.
11. Khi thấy trên bếp có nhiều khói, ngọn lửa đỏ hoặc thu hẹp lại thì xử lý theo 3 cách:
- Nếu hết nhiên liệu thì phải tiếp tục thêm nhiên liệu
- Nếu nhiên liệu còn nhiều thì phải dùng một cây gậy chọc cho nhiên liệu ở dưới được nén hơi chặt lại.
- Giảm tốc độ gió hoặc đóng bớt Van điều tiết Oxy lại.
12. Để lấy xỉ ra nhanh và đỡ bụi, ta có thể đổ nước vào lò. Tuy nhiên
không được đổ nhiều nước khi lò vừa đốt đang rất nóng sẽ nguy hiểm vì có
thể phụt hơi nóng mạnh ra ngoài.
13. Tránh để trẻ em sờ tay vào thành lò khi bếp đang sử dụng.
IV/ BẢO DƯỠNG
1. Sau khi sử dụng phải lau chùi bếp hằng ngày, tránh đổ nước hoặc thực phẩm tại bếp ga.
2. Kiểm tra đường ống có tắc không bằng cách bật quạt gió và đóng mở dần
các van gió ( nhưng lò phải đã tắt lửa ). Thường xuyên kiểm tra đường
dẫn khói, tránh rò rỉ ( có thể kiểm tra bằng nước xà phòng ).
3. Thường phải vệ sinh cửa khói ra sau vài ngày sử dụng đầu tiên.
4. Khi phát hiện tạp chất bám dính trong thùng nhiên liệu và các ống
dẫn, cần phải làm sạch ngay, tránh ảnh hưởng đến quá trình tạo khói và
dẫn khói.
5. Khi quạt gió vẫn hoạt động bình thường nhưng không đưa được gió vào lò, cần tắt quạt để làm sạch.
6. Nếu sử dụng liên tục nên thay nước hằng ngày ( ½ lít nước ).
7. Có thể 2- 3 ngày rút bớt xỉ lò một lần. Nếu dùng nhiều liên tục có thể rút xỉ lò 1 lần/ngày. Lúc rút xỉ lò phải tắt quạt gió.
Đăng nhận xét
- Cảm ơn ban đã xem bài viết các bạn thể để lại góp ý cho blog lớp mình ngày càng hoàn thiện hơn
- Để sử dụng biểu tượng mặt cười bạn bấm ký tự như hướng dẫn ở trên khung nhận xét :P