Phòng Phân tích các yếu tố đa lượng |
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia, Cục Trồng trọt là một trong các đơn vị đã được Bộ NN&PTNT đầu tư hiện đại, đồng bộ các trang thiết bị kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm cây trồng và phân bón để phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP.
Hiện nay Trung tâm đã xây dựng hoàn thiện hai phòng kiểm nghiệm sản phẩm cây trồng và phân bón, một phòng ở Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội và một phòng tại 12 Nguyễn Chí Thanh, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, đồng thời đang tiếp tục xây dựng một phòng kiểm nghiệm đặt ở miền Trung. Phòng kiểm nghiệm ở miền Bắc hiện có 10 cán bộ, gồm 1 tiến sỹ, 1 nghiên cứu sinh, 4 thạc sỹ và 4 kỹ sư, và Phòng kiểm nghiệm ở miền Nam hiện có 8 cán bộ, gồm 1 tiến sỹ, 2 thạc sỹ và 5 kỹ sư.
Nhờ có các trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ tương xứng nên các phòng kiểm nghiệm Trung tâm đến nay đã phân tích được hầu hết các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng nông sản phẩm, kể các chỉ tiêu liên quan đến các chất tồn tại ở hàm lượng rất thấp ở phần triệu hoặc phần tỷ. Phương pháp phân tích đối với từng chỉ tiêu đều là các phương pháp tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia hoặc tiêu chuẩn ngành đã công bố. Do kết quả phân tích luôn đạt mức tin cậy và độ chính xác cao nên Phòng kiểm nghiệm sản phẩm cây trồng và phân bón của Trung tâm đã được Bộ NN&PTNT chỉ định là một trong những phòng thử nghiệm trong lĩnh vực phân bón.
Năm 2011 các phòng kiểm nghiệm của Trung tâm đã nhận phân tích khoảng 1.300 mẫu phân bón, trong đó 525 mẫu phân tích tại Phòng kiểm nghiệm ở miền Bắc và 765 mẫu phân tích tại Phòng kiểm nghiệm ở miền Nam. Các mẫu đã được gửi đến từ nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau trên toàn quốc.
Ví dụ như Phòng kiểm nghiệm của Trung tâm ở miền Bắc đã phân tích mẫu cho Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội, Chi cục Quản lý thị trường Bắc Giang, Đoàn kiểm tra liên ngành Bắc Giang, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hải Dương, Sở NN&PTNT Bắc Ninh, Công ty Cổ phần cao su Sơn La, Công ty Cổ phần phân bón Sông Gianh và nhiều khách hàng cá nhân khác. Phòng kiểm nghiệm của Trung tâm ở miền Nam đã phân tích mẫu cho Thanh tra Sở NN&PTNT các tỉnh Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Khánh Hòa, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắc Nông, Đắc Lắc; Chi cục Quản lý thị trường của các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long; các nhà máy và công ty sản xuất phân bón như Nhà máy Yogen; các công ty Thống Nhất, Phát lộc, Nông nghiệp xanh, Trung Hiệp Lợi, Nông Trí, Trí Việt, Thu Loan, Covac, Nông nghiệp Xanh & Xanh, Mầm Xanh, Hải Quốc Cường, Ba Con Rồng, XNK gạo MêKông, RVAC, Thuận Long, Vân Nguyên, Mai Xuân, Tường Nguyên, Thiên Sinh, Minh Phát. Dưới đây xin liệt kê một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng sản phẩm cây trồng và phân bón mà các phòng kiểm nghiệm thuộc Trung tâm có thể triển khai phân tích:
1) Các chỉ tiêu hóa lý bằng các phương pháp cổ điển (độ ẩm, pH, chất hữu cơ, axit humic, axit fulvic, đạm, lân, kali (tổng số, hòa tan và hữu hiệu), canxi, magie, lưu huỳnh, silic, clo).
Hệ thống máy Quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS – Phân tích kim loại |
Các dụng cụ, thiết bị, máy móc chính phục vụ bảo quản, chuẩn bị, xử lý, công phá mẫu và phân tích bao gồm:
- Các tủ bảo quản mẫu: Tủ lạnh âm sâu (MDF436, Nhật Bản), tủ mát (VH301K, Việt Nam), tủ lạnh bảo quản môi trường (GN205VS Indonesia), tủ bảo quản mẫu khô điện tử (PYX-250Q-B, Trung Quốc);
- Bể rửa dụng cụ bằng siêu âm có gia nhiệt (Elmasonic S100 H, Đức), bể điều nhiệt tuần hoàn (NE4-P, Anh);
- Tủ sấy thường (DX402, Nhật Bản) và tủ sấy chân không (1445-2, Mỹ);
- Các loại máy xay, nghiền mẫu: mẫu tươi (HR-2061, Indonesia), mẫu khô kiểu cối chày (Pulverisette 9, Đức), mẫu thực phẩm (Stomacher 400, Circulator, Anh), nghiền mẫu khô kiểu đĩa (A11 Basic Analytical Mill, Trung Quốc), nghiền mẫu thí nghiệm (M20-Universal, Đức);
- Hệ thống công phá mẫu bằng vi sóng (Speedwave Two, Đức), lò nung (L5/12 Đức);
- Bộ phân phối dung môi (Zippette, Anh), máy đồng hóa mẫu ướt (DI 25 basic, Đức), máy đồng hóa bằng siêu âm (XL-2000, Mỹ), máy khuấy từ gia nhiệt (MST Digital, Đức), máy lắc xoáy (TTS3 basic, Đức);
- Các loại cân có độ chính xác cao: GH-252 (10-5), GH-200 (10-4), GF-400 (10-3), GF-3000, cân xác định độ ẩm hồng ngoại MX-50 của Nhật Bản;
- Bộ micro pipet (Proline plus, Phần Lan), Buret tự động (Digitrate, Anh);
- Máy Quang kế ngọn lửa (PFP7, Anh), máy cất đạm tự động (của Ý và Đức), máy đo pH để bàn (pH 3510, Anh).
2) Kim loại nặng, các nguyên tố trung lượng, vi lượng (Pb, Cd, Ni, Cr, Ca, Mg, Mn, Cr, Co, Mo, Zn, Cu, Fe, As, Se, Hg)
Các máy chính sử dụng phân tích bao gồm:
- Hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử - AAS (ContrAA 700, Đức);
- Hệ thống quang phổ phát xạ Plasma khối phổ - ICP/MS (Aurora M90, Bruker Mỹ).
3) Phân tích các hợp chất hữu cơ (dư lượng thuốc BVTV, axit amin, vitamin, chất điều hòa sinh trưởng)
Hệ thống sắc ký khí khối phổ GC/MS/MS – Phân tích Dư lượng thuốc BVTV và chất kích thích sinh trưởng |
Các máy chính sử dụng phân tích bao gồm:
- Hệ thống sắc lỏng hiệu năng cao (L-2000, Nhật Bản);
- Hệ thống sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép khối phổ 2 lần tứ cực (hãng sản xuất Waters);
- Hệ thống sắc ký khí khối phổ ghép nối 3 tứ cực - GC/MS/MS (450-GC, 320-MS, Brucker, Nhật Bản);
- Hệ thống sắc ký khí GC có các detector FID/ECD/TSD-NPD (Bruker, Nhật Bản);
- Máy cất quay chân không (RE-300AW, Nhật Bản).
4) Các chỉ tiêu vi sinh vật (Salmonella, Coliform, E.Coli)
Các máy móc, thiết bị chính sử dụng phân tích bao gồm:
- Tủ cấy vô trùng (Hãng sản xuất CHC - Xuất xứ Hàn Quốc)
- Nồi hấp tiệt trùng (ALP – Nhật Bản)
- Tủ ấm CO2 áo nước (Shellab – Mỹ)
- Tủ định ôn nóng lạnh (Velp – Ý)
- Máy lắc ngang (IKA – Trung Quốc)
- Máy đếm khuẩn lạc (Bantex – Mỹ)
5) Các chỉ tiêu chất lượng thóc, gạo (hàm lượng amyloza, hàm lượng đạm, điểm phân hủy kiềm, phản ứng phenol của vỏ trấu, độ trắng, độ bạc bụng, tỷ lệ gạo lật, gạo xát, gạo nguyên, tỷ lệ trắng trong, kích thước hạt...)
Hệ thống sắc ký khí lỏng khối phổ HPLC/MS/MS – Phân tích Dư lượng thuốc BVTV và chất kích thích sinh trưởng |
Các máy móc, thiết bị chính sử dụng phân tích bao gồm:
- Máy đo mật độ quang UV – VIS (Specord 50 BU, Đức);
- Hệ thống chiết Soxhlet (R256 S, Đức);
- Máy nghiền mẫu gạo (FRITTSCH);
- Máy làm gạo nguyên (SATAKE);
- Máy đo màu sắc.
Hiện nay các phòng kiểm nghiệm của Trung tâm đang nộp hồ sơ đăng ký để được Bộ NN&PTNT chỉ định mở rộng các chỉ tiêu và lĩnh vực phân tích liên quan đến chất lượng nông sản phẩm. Trong thời gian tới Trung tâm tiếp tục chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ và các hoạt động hợp tác để tiến tới đưa các phòng kiểm nghiệm của Trung tâm sớm trở thành các phòng thử nghiệm đạt các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, góp phần phục vụ công tác quản lý chất lượng, VSATTP của Bộ NN&PTNT.
Đăng nhận xét
- Cảm ơn ban đã xem bài viết các bạn thể để lại góp ý cho blog lớp mình ngày càng hoàn thiện hơn
- Để sử dụng biểu tượng mặt cười bạn bấm ký tự như hướng dẫn ở trên khung nhận xét :P