I – LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG-KHUYẾN NGƯ VIỆT NAM
Ngày 02 tháng 3 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/NĐ-CP về công tác khuyến nông (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp). Hệ thống khuyến nông-khuyến ngư Việt nam chính thức hình thành. Ở Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Khuyến nông-Khuyến lâm vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước vừa làm nhiệm vụ khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Ở Bộ Thuỷ sản, hoạt động khuyến ngư được giao cho Vụ Quản lý Nghề cá. Việc một đơn vị đồng thời làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và dịch vụ công tỏ ra nhiều bất cập, cả hai nhiệm vụ đều không đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao, phức tạp của tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Chính vì vậy, ngày 18 tháng 7 năm 2003 Chính phủ ban hành Nghị định 86/NĐ-CP, cho phép tách Cục Khuyến nông-Khuyến lâm thành hai đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiêp & PTNT là Cục Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ký Quyết định thành lập Trung tâm Khuyến ngư Trung ương trên cơ sở bộ phận khuyến ngư thuộc Vụ Quản lý Nghề cá (ngày 07 tháng 7 năm 2000). Tiếp theo, ngày 02 tháng 5 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 43/2003/NĐ-CP, thành lập Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.
Ngày 03 tháng 01 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2008/NĐ-CP về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp & PTNT, sau khi sát nhập Bộ Nông nghiêp & PTNT và Bộ Thủy sản. Tại Nghị định này, Chính phủ cho phép thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia. Ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ký Quyết định số 236/QĐ-BNN-TCCB, thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia trên cơ sở hợp nhất hai trung tâm: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.
Tại Điều 9 của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến nông ký ngày 08 tháng 01 năm 2010 quy định tổ chức khuyến nông Trung ương đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tên gọi là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Ngày 28/6/2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 1816/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp, có các nhiệm vụ chủ yếu là tham gia đề xuất và ban hành các chính sách, cơ chế về khuyến nông, khuyến ngư; các định mức kinh tế-kỹ thuật; chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn thực hiện công tác chuyển giao TBKT thông qua xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền, huấn luyện đào tạo, công tác dịch vụ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến nông, khuyến ngư. Hiện nay, Trung tâm có 82 cán bộ, viên chức (trong đó: 6 người có học vị tiến sỹ, 15 thạc sỹ và 54 người có trình độ đại học), làm việc trong 9 phòng và một bộ phận thường trực tại Tp.Hồ Chí Minh.
Ngay từ khi Nghị định số 13/CP của Chính phủ ra đời, được sự hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan, ở các địa phương (tỉnh, huyện, xã) đã thành lập các cơ quan, các đơn vị làm công tác khuyến nông, khuyến ngư, dần dần hình thành hệ thống khuyến nông, khuyến ngư từ trung ương đến cơ sở và trên phạm vi toàn quốc.
Theo số liệu thống kê đến 31 tháng 12 năm 2007, tổng số cán bộ khuyến nông cấp tỉnh là 1.628 người (bình quân mỗi trung tâm khuyến nông tỉnh có 25,4 người) và cán bộ khuyến ngư là 1.123 người (bình quân 22,4 người/trung tâm). Số cán bộ khuyến nông, khuyến ngư cấp tỉnh có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 69,5%. Tổ chức ở cấp tỉnh thường gồm ba phòng: Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Chuyển giao TBKT và Phòng Thông tin-Huấn luyện.
Ở cấp huyện, 585 trong tổng số 648 huyện đã có trạm khuyến nông, với 4.600 cán bộ, nhân viên khuyến nông, khuyến ngư (trong đó số người có trình độ đại học, cao đẳng chiếm khoảng 65%) (bình quân gần 8 người/trạm). Ở cấp cơ sở, có 10.543 khuyến nông viên, khuyến ngư viên làm việc tại 10.306 xã sản xuất nông nghiệp và 15.749 cộng tác viên khuyến nông, khuyến ngư làm việc theo hình thức tự nguyện tại các thôn, bản.
II - NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH
Hàng năm Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với khoảng hai trăm đơn vị bao gồm các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về nông nghiệp, các hội, đoàn thể, các cơ quan truyền thông – thông tin trong và ngoài Bộ và 64 tỉnh, thành để triển khai:
• Xây dựng 3.750 điểm trình diễn, chuyển giao khoa học-công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (bao gồm: Trồng trọt, Chăn nuôi Lâm nghiệp, Ngư nghiêp, Diêm nghiệp, Thuỷ nông, Cơ giới hoá Nông nghiệp, Bảo quản, chế biến nông – lâm - thuỷ sản và Ngành nghề nông thôn. Các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn ngoài sản xuất ít nhất 15%.
• Tổ chức gần 500 lớp đào tạo nghiệp vụ và tập huấn kỹ thuật cho khoảng 5.000 cán bộ khuyến nông và trên 25.000 nông dân chủ chốt. Biên soạn hàng chục giáo trình, tài liệu tập huấn khuyến nông.
• Hoạt động truyền thông-thông tin trên trang WEB Khuyến nông Việt nam (mỗi ngày có hàng ngàn người truy cập). Xuất bản 36 số/năm Tờ tin Khuyến nông Việt Nam, với 10.000 bản/số, phát hành đến các xã, thôn, bản và các câu lạc bộ khuyến nông. Biên soạn và phát hành hàng triệu ấn phẩm thông tin (tờ gấp, tranh, sách mỏng, băng đĩa hình …). Tổ chức trên 50 sự kiện (diễn đàn, hội thi, hội chợ …), thu hút gần 1 triệu lượt hộ nông dân trên phạm vi 64 tỉnh, thành tham gia.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng: Đài Truyền hình Việt nam, Đài Tiếng nói Việt nam, Thông tấn xã Việt nam, Báo Nông nghiệp Việt nam… tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến kiến thức và các mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến trên phạm vi toàn quốc.
Trong 15 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm có nhiều đóng góp vào công cuộc phát triển sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, xoá đói, giảm nghèo. Trung tâm đã được tặng thưởng hai Huân chương Lao động hạng Ba, một Huân chương Lao động hạng Hai, nhiều Bằng khen, Cờ thi đua và các phần thưởng cao quý khác của Đảng và Nhà nước.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp, có các nhiệm vụ chủ yếu là tham gia đề xuất và ban hành các chính sách, cơ chế về khuyến nông, khuyến ngư; các định mức kinh tế-kỹ thuật; chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn thực hiện công tác chuyển giao TBKT thông qua xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền, huấn luyện đào tạo, công tác dịch vụ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến nông, khuyến ngư. Hiện nay, Trung tâm có 82 cán bộ, viên chức (trong đó: 6 người có học vị tiến sỹ, 15 thạc sỹ và 54 người có trình độ đại học), làm việc trong 9 phòng và một bộ phận thường trực tại Tp.Hồ Chí Minh.
Ngay từ khi Nghị định số 13/CP của Chính phủ ra đời, được sự hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan, ở các địa phương (tỉnh, huyện, xã) đã thành lập các cơ quan, các đơn vị làm công tác khuyến nông, khuyến ngư, dần dần hình thành hệ thống khuyến nông, khuyến ngư từ trung ương đến cơ sở và trên phạm vi toàn quốc.
Theo số liệu thống kê đến 31 tháng 12 năm 2007, tổng số cán bộ khuyến nông cấp tỉnh là 1.628 người (bình quân mỗi trung tâm khuyến nông tỉnh có 25,4 người) và cán bộ khuyến ngư là 1.123 người (bình quân 22,4 người/trung tâm). Số cán bộ khuyến nông, khuyến ngư cấp tỉnh có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 69,5%. Tổ chức ở cấp tỉnh thường gồm ba phòng: Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Chuyển giao TBKT và Phòng Thông tin-Huấn luyện.
Ở cấp huyện, 585 trong tổng số 648 huyện đã có trạm khuyến nông, với 4.600 cán bộ, nhân viên khuyến nông, khuyến ngư (trong đó số người có trình độ đại học, cao đẳng chiếm khoảng 65%) (bình quân gần 8 người/trạm). Ở cấp cơ sở, có 10.543 khuyến nông viên, khuyến ngư viên làm việc tại 10.306 xã sản xuất nông nghiệp và 15.749 cộng tác viên khuyến nông, khuyến ngư làm việc theo hình thức tự nguyện tại các thôn, bản.
II - NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH
Hàng năm Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với khoảng hai trăm đơn vị bao gồm các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về nông nghiệp, các hội, đoàn thể, các cơ quan truyền thông – thông tin trong và ngoài Bộ và 64 tỉnh, thành để triển khai:
• Xây dựng 3.750 điểm trình diễn, chuyển giao khoa học-công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (bao gồm: Trồng trọt, Chăn nuôi Lâm nghiệp, Ngư nghiêp, Diêm nghiệp, Thuỷ nông, Cơ giới hoá Nông nghiệp, Bảo quản, chế biến nông – lâm - thuỷ sản và Ngành nghề nông thôn. Các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn ngoài sản xuất ít nhất 15%.
• Tổ chức gần 500 lớp đào tạo nghiệp vụ và tập huấn kỹ thuật cho khoảng 5.000 cán bộ khuyến nông và trên 25.000 nông dân chủ chốt. Biên soạn hàng chục giáo trình, tài liệu tập huấn khuyến nông.
• Hoạt động truyền thông-thông tin trên trang WEB Khuyến nông Việt nam (mỗi ngày có hàng ngàn người truy cập). Xuất bản 36 số/năm Tờ tin Khuyến nông Việt Nam, với 10.000 bản/số, phát hành đến các xã, thôn, bản và các câu lạc bộ khuyến nông. Biên soạn và phát hành hàng triệu ấn phẩm thông tin (tờ gấp, tranh, sách mỏng, băng đĩa hình …). Tổ chức trên 50 sự kiện (diễn đàn, hội thi, hội chợ …), thu hút gần 1 triệu lượt hộ nông dân trên phạm vi 64 tỉnh, thành tham gia.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng: Đài Truyền hình Việt nam, Đài Tiếng nói Việt nam, Thông tấn xã Việt nam, Báo Nông nghiệp Việt nam… tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến kiến thức và các mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến trên phạm vi toàn quốc.
Trong 15 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm có nhiều đóng góp vào công cuộc phát triển sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, xoá đói, giảm nghèo. Trung tâm đã được tặng thưởng hai Huân chương Lao động hạng Ba, một Huân chương Lao động hạng Hai, nhiều Bằng khen, Cờ thi đua và các phần thưởng cao quý khác của Đảng và Nhà nước.
2 nhận xét
Namkna ghép ảnh xấu quá :D
Tại ảnh trời tối :) nên hơi sấu. Đợi hôm nào có máy ảnh chụp cái khác :)
Đăng nhận xét
- Cảm ơn ban đã xem bài viết các bạn thể để lại góp ý cho blog lớp mình ngày càng hoàn thiện hơn
- Để sử dụng biểu tượng mặt cười bạn bấm ký tự như hướng dẫn ở trên khung nhận xét :P